Trị viêm loét dạ dày ở chó Update 09/2024

: Chó bị nấm da: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị Update 09/2024

Bệnh viêm dạ dày ở chó là một trong những căn bệnh gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng chú chó mà bạn cần phải tìm hiểu cách chữa trị và phòng tránh chúng.

Biểu hiện của bệnh viêm dạ dày ở chó

+ Thời gian đầu : chó ít ăn hoặc bỏ ăn, mệt mỏi, uống nhiều nước, sốt 39,5 – 40oC, có kèm theo các cơn run rẩy. 

+ Sau đó, chó nôn mửa liên tục đồng thời tiêu chảy nặng, phân lúc đầu táo bón sau loãng có màu xám vàng hay xám xanh, có lẫn niêm mạc dạ dày và ruột lầy nhầy, có mùi tanh khắm.

>>> Xem thêm: Chó nôn và đi ngoài ra máu 

Trị viêm loét dạ dày ở chó

+ Do nôn mửa và tiêu chảy liên tục, chó mất nước thể hiện: mắt trũng, bụng thóp, da nhăn nheo. Khi bị mất nước chó không được điều trị kịp thời sẽ chết sau một vài ngày.

+ Thời kỳ cuối của bệnh, chó thường chảy máu ruột nên phân có màu nâu sẫm hoặc lờ đờ như máu cá

+ Trước khi chết thân nhiệt chó thường hạ thấp, huyết áp giảm, nhịp tim tăng. Thời kỳ này chó không đi được, kiệt sức, nằm một chỗ và chết.

Điều trị bệnh viêm dạ dày ở chó

Để điều trị được bệnh này thì ta phải xử lý các biểu hiện của chú cún trước, bên cạnh đó là tăng cường sức đề kháng của chú chó. Giúp cho chú chó có thể kháng lại bệnh.

Xử lý các triệu chứng khi cho mắc bệnh

+ Nôn, tiêu chảy nhiều à mất nước à bổ sung nước, điện giải: truyền dung dịch nước sinh lý mặn ngọt…

+ Giảm, cắt nôn: dùng thuốc chống nôn như Atropinsunfat 0,1% hoặc Seduxen tiêm bắp hoặc cho uống.

+ Thuốc chống chảy máu: Vitamin K tiêm bắp hay Vitamin C kết hợp với Canxi Clorua 10% tiêm chậm vào tĩnh mạch.

+ Thuốc se niêm mạc ruột, giảm số lần tiêu chảy: Tanin, Termina và các nước chát (như: nước lá ổi, quả hồng xiêm xanh, búp sim…) cho vật uống.

+ Trợ sức, trợ lực: Chuyền dung dịch Ringerlactat kết hợp với thuốc trợ tim, Vitamin C tiêm tĩnh mạch.

Phòng bệnh viêm dạ dày ở chó

+ Cho chó ăn thức ăn nấu chín, không cho ăn thịt sống và trứng sống, vì trong thịt sống và trứng sống dễ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa như: vi khuẩn thương hàn, trực khuẩn yếm khí, trực khuẩn E.Coli.

+ Không cho chó ăn thức ăn ôi thối, cho uống nước sạch không nhiễm bẩn.

+ Thực hiện tẩy giun sán định kỳ cho chó bằng Ivemectin cứ 3- 4 tháng tẩy 1 lần để tránh gây tác hại cơ giới dẫn đến viêm ruột cấp.

+ Định kỳ tiêm phòng vaccine chống bệnh Carê và Parvovirus.

Rate this post