5 Cách Trị Dứt Điểm Và Phòng Chóng Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Update 03/2024

Căn bệnh cầu trùng không còn quá xa lạ với bà con chăn nuôi. Không chỉ lây nhiễm với tốc độ nhanh, mà benh cau trung o ga còn gây tỷ lệ chết cao. Thiệt hại kinh tế không phải là ít nếu không có biện pháp phòng tránh hiệu quả. Câu hỏi đặt ra là có vacxin phòng trị đặc hiệu cho căn bệnh này chưa ? Có phác đồ điều trị bệnh cầu trùng gà thật sự hiệu quả ? Để giải đáp những thắc mắc trên, bà con có thể tham khảo bài viết của Gà Chọi Việt sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà do đơn bào họ Coccidac gây ra, bệnh có tên khoa học là Coccidiosis Avium. Có 7 loài cầu trùng gây bệnh trên gà ký sinh bao gồm:  E. brunetti, E. tenella, E. necatrix, E. acervulina, E. maxima, E. mitis, E. praecox.

: 5 Cách Trị Dứt Điểm Và Phòng Chóng Bệnh Cầu Trùng Ở Gà Update 03/2024

Mỗi loại Eimeria thường ký sinh ở ở các đoạn khác nhau trên đường tiêu hóa của gà. Căn cứ vào nơi cư trú mà khi bệnh xảy ra chúng ta có thể kết luận được loại Eimeria nào gây nên bệnh. Trong những loại Eimeria kể trên thì Eimeria Necatrix (khí sinh ở ruột non), Eimeria Tenella (kí sinh ở manh tràng) là nguy hiểm nhất.

Tác nhân gây bệnh cầu trùng gà là nhóm vi khuẩn nguyên sinh Protoza, cụ thể :

  • Eimeria necatrix (ký sinh ở ruột non);
  • Eimeria acervulina (ký sinh ở đầu ruột non);
  • Eimeria maxima (ký sinh ở giữa ruột non);
  • Eimeria brunetti (ký sinh ở ruột già, cuối ruột non);
  • Eimeria tenella (ký sinh ở manh tràng);
  • Các loại Eimeria mitis, Eimeria mivati, Eimeria hagani, Eimeria praecox ít gây bệnh hơn.

Đường lây truyền bệnh cầu trùng ở gà

  • Bệnh cầu trùng ở gà chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa. Gà mắc bệnh hoặc đã khỏi bệnh nhưng vẫn còn mang cầu trùng sẽ thải ra bào tử cầu trùng theo phân và vương vãi trên nền chuồng. Gà khỏe mạnh sẽ bị nhiễm cầu trùng khi ăn phải noãn nang có lẫn trong thức ăn, nước uống, phân gà, chất độn chuồng…
  • Các loại côn trùng và động vật gặm nhấm cũng là nguồn gốc lây lan bệnh cầu trùng trong trang trại.
  • Điều kiện chuồng nuôi không vệ sinh, khu nuôi nhốt chật chội, ẩm ướt, chất độn chuồng lưu cữu, bãi chăn thả ô nhiễm… cũng tạo điều kiện cho bệnh cầu trùng bùng phát hoặc tồn tại trong thời gian dài.

Triệu chứng bệnh cầu trùng ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà có thời gian ủ bệnh từ 4-7 ngày. Tùy theo chủng loại cầu trùng gây bệnh mà gà có thể có những biểu hiện khác nhau. Một số triệu chứng chung khi gà mắc cầu trùng như sau:

Thể cấp tính: Gà ủ rũ, giảm ăn, uống nhiều nước. Gà rụt cổ, nhắm mắt, sã cánh. Tiêu chảy phân có lẫn máu hay màu chocolate. Đôi khi phân chỉ toàn máu tươi, phân bết dính ở hậu môn. Gà nhợt nhạt và yếu, giai đoạn cuối gà có thể bị liệt chân hoặc cánh. Gà chết sau 2-7 ngày nhiễm bệnh, tỉ lệ chết 70-80% nếu không can thiệp kịp thời.

Đối với bệnh cầu trùng trên gà này xuất hiện ở 2 thể

Bệnh cầu trùng manh tràng ở gà

: Bí Quyết Giúp Gà Chọi Hết Biếng Ăn, Bỏ Ăn Cực Hiệu Quả Update 03/2024

Bệnh cầu trùng ở gà con thường xuất hiện ở giai đoạn gà được 3 đến 7 tuần tuổi. Vi khuẩn cầu trùng lúc này hủ yếu kí sinh trên manh tràng gà con.

Triệu chứng bệnh cầu trùng ở gà con :

  • Phân sệt, sáp, màu đỏ tươi hoặc đỏ nâu.
  • Lông xù ra, cánh xệ, kêu nhiều hơn bình thường;
  • Gà ăn ít hoặc bỏ ăn, ngược lại uống nước nhiều hơn.

Bệnh cầu trùng ruột non ở gà

Bệnh cầu trùng ở gà chọi tơ (khoảng 49 đến 56 ngày tuổi) chủ yếu ở đường ruột.

Các trieu chung benh cau trung o ga giò :

  • Tiêu hóa không tốt, bị viêm ruột, gà bị tiêu chảy thất thường;
  • Khi đi ngoài phân có lẫn máu tươi hoặc màu nâu sậm, phân sáp, bết dính.

Phương thức lây lan của bệnh cầu trùng gà

Loai bệnh này chủ yếu lây qua đường tiêu hóa. Những con gà bệnh hoặc đã hết nhưng vẫn mang mầm bệnh trong người tuy nhiên trong phân vẫn tích tụ mầm bệnh. Khi chúng bài tiết phân ra nền chuồng thì nguồn thức ăn, nước uống rất dễ bị nhiễm trứng cầu trùng. Từ đây gây bệnh cho những con gà khỏe mạnh khác.

Cách chữa bệnh cầu trùng bà con cần biết

Khi gà bị nhiễm bệnh, nên cách ly càng sớm càng tốt với đàn gà khỏe mạnh. Bà con có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau

Trị bệnh cầu trùng ở gà – Phương pháp 1

  • Thay chất lót chuồng thường xuyên, khử khuẩn mỗi ngày bằng dung dịch Vinadin 10% pha theo tỉ lệ: 10ml thuốc cho 1 lít nước.
  • Đối với bệnh cầu trùng phân sáp: dùng thuốc đặc trị bệnh cầu trùng ở gà Vinacoc ACB pha theo tỉ lệ 2g/ 1 lít nước; cho gà bệnh uống liên tục 5 – 7 ngày.
  • Gà bị cầu trùng máu tươi: dùng thuốc trị bệnh cầu trùng ở gà Anticoccid pha với nước uống theo tỉ lệ: 1g/ 1 lít nước cho gà ướng liên tục 5 – 7 ngày.

Phương pháp 2

Sử dụng các loại thuốc sau để điều trị bệnh cầu trùng

  • Thuốc Amprolium pha theo tỉ lệ: 1,25 ml/ lít nước ngay khi thấy đàn gà xuất hiện bệnh, sử dụng từ 3 – 5 ngày (nếu gà có dấu hiệu bệnh nặng thì tăng liều lên 2,5 ml/ 1lít nước uống). Sau đó, dùng liều 0,625 ml/lít nước uống thêm 1-2 tuần. Tiếp theo cho gà uống với liều lượng 0,625 ml/ 1 lít nước uống trong 1 đến 2 tuần.
  • Oxytetracylin 50% trộn với thức ăn theo tỉ lệ: 20-50mg / 1 kg thức ăn (1g cho 2-5kg thức ăn); dùng cho gà liên tục từ 3 đến 5 ngày.
  • Toltrazuril pha theo tỉ lệ: 1 ml/ 1lít nước, cho gà dùng liên tục 24 giờ/ ngày; tỉ lệ 3 ml/ 1 lít nước phải uống hết trong vòng 8 tiếng. Liều lượng dùng cho gà 1 ml thuốc cho 3,5 kg thể trọng, dùng 2 ngày liên tiếp (nếu gà uống ít nước có thể cho uống thêm 1 ngày nữa). Nếu gà mắc bệnh nặng hoặc chưa dứt hẳn, sau 5 ngày cho uống thêm 1 đợt thuốc 2 ngày.

Chú ý khi dùng thuốc thuốc điều trị bệnh cầu trùng

  • Không nên kết hợp nhiều loại thuốc trị bệnh với nhau. Chỉ nên sử dụng 1 loại thuốc cho 1 lần điều trị.
  • Nên sử dụng thuốc theo lứa gà hoặc theo quý.
  • Nên trị liệu theo liệu trình 3-3-3 ; 5-5-5 hoặc dùng liên tục 7 ngày.

Phòng bệnh cầu trùng sao cho hiệu quả ?

Ngoài việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cầu trùng gà thì việc phòng bệnh cầu trùng gà rất được chú trọng.

: Gà bị chướng diều khô chân là dấu hiệu của bệnh gì? Update 03/2024

Vệ sinh chuồng trại

Chuồng trại phải thông thoáng không bị lạnh hoặc quá nóng, nền chuồng phải có lớp độn chuồng hút ẩm, luôn khô ráo, thường xuyên vệ sinh , máng ăn, máng uống sạch sẽ; thức ăn, nước uống đảm bảo vệ sinh thú y tránh nhiễm mầm bệnh từ nền chuồng; Sau mỗi đợt nuôi phải quét dọn vệ sinh, ủ phân gà với vôi bột để diệt mầm bệnh trước khi sử dụng.

Phòng bệnh bằng vắc xin và thuốc

+ Định kỳ phun khử trùng tiêu độc chuồng trại môi trường chăn nuôi bằng một trong các loại hóa chất sau: Han-IODINE, BENKOCID, BIO-IODINE…

+ Sử dụng vắc xin nhược độc phòng bệnh Cầu trùng đa giá ở gà ( do Công ty cổ phần Thuốc thú y TW1 -sVI NAVECO sản xuất ) bằng cách hòa nước uống hoặc trộn thức ăn ( theo hướng dẫn của nhà sản xuất) sử dụng cho gà từ 3- 7 ngày tuổi, khả năng miễn dịch kéo dài đến thời điểm gà xuất chuồng

+ Sử dụng thuốc: Dùng Vina coc, Han coc hoặc Sulfacoc… liều lượng: 1g/2 lít nước hoặc 1g/kg thức ăn, dùng liên tục trong 3 ngày. Kết hợp bổ sung vào thức ăn, nước uống Bcomplex , các chất điện giải để tăng sức đề kháng của gà. Định kỳ mỗi tháng 1 lần và nên luân chuyển thuốc phòng trị cầu trùng sau mỗi lần dùng.

Bệnh cầu trùng ở gà tại Việt Nam có diễn biến phức tạp và tỉ lệ mắc bệnh trung bình lên đến 30 – 50%. Hầu như những người chăn nuôi gà đều phải gặp phải loại bệnh này. Cho nên cần trang bị kiến thức và kinh nghiệm trong việc trị bệnh và phòng bệnh cầu trùng gà. Bài viết này đã gửi cho bà con một vài thông tin hữu ích về căn bệnh cầu trùng. Mọi ý kiến trao đổi bà con vui lòng dể lại bình luận cho chúng tôi dưới bài viết.

Một số câu hỏi thường gặp

Chuyên gia giải đáp thắc mắc cho bà con về căn bệnh cầu trùng ở gà

Chị Nguyễn Thị Liên (Hà Nội): Cách nào để nhận biết và phân biệt bệnh cầu trung ruột non và viêm ruột hoại tử trên gà ? Cách phòng trị 2 bệnh này như thế nào ?

PGS.TS Phạm Ngọc Thạch: Với gà bị bệnh cầu trùng ruột non, phân có màu nâu, phân sáp hơi hồng một chút. Với bệnh cầu trùng ruột già thì phân có màu đỏ tươi, trong vài ngày đầu phân rắn hình con sâu. Vài ngày sau phân nước có mùi hôi khó chịu, màu đen.
Điều trị bệnh cầu trùng: phải xử lý môi trường chăn nuôi, tăng cường sức đề kháng, tăng cường giải độc. Có thể dùng thuốc DICLACOC hoặc PROCOC hoặc TOLTRAZURIN cho gà ăn trong 5 – 7 ngày.
Điều trị bệnh viêm ruột hoại tử có thể dùng các loại thuốc: AMPICOLIS hoặc AMOX 50 hoặc AMOX 75 hoặc TETRAMYXIN hoặc TYLOGEN. Tuy nhiên các loại thuốc thông dụng thực tế là AMOX 50, AMOX 70 hoặc TETRAMYXIN.

Độc giả Nguyễn Điểm : Gà con được 1,5 tháng tuổi, phân hồng nhớt nghi ngờ bị viêm ruột. Cho gà uống thuốc viêm ruột thì có tiêm vacxin Newcastle được hay không ?

: Bài thuốc dân gian trị hen cho gà chọi mà bạn cần biết Update 03/2024

PGS. TS Phạm Ngọc Thạch: Theo như biểu hiện anh vừa nêu thì đàn gà của anh đang mắc bệnh cầu trùng. Anh nên điều trị bệnh cầu trùng trước khi sử dụng Vacxin Newcastle.
Cần lưu ý trường hợp dùng vacxin Newcastle: nên tác động cho gà trong 2 đến 3 giai đoạn:
– 7 ngày tuổi
– 21 ngày tuổi
– 45 đến 50 ngày tuổi
Cần xử lý sạch sẽ môi trường chăn nuôi, kiểm tra thay mới chất độn chuồng; giữ ấm cho gà; không thả gà ra ngoài trong thời tiết mưa, ẩm ướt.
Kết hợp sử dụng 2 loại thuốc
+ Thuốc chống bội nhiễm vi khuẩn: PLOR 25S hoặc ENROFLOX 20% hoặc THIAMPHENICOL 10%.
+ Thuốc trị cầu trùng: DICLACOC hoặc TOLTRAZURIL
Có thể dùng 2 cách cho gà uống thuốc
+ Cách 1: pha cả 2 loại thuốc vào thức ăn hằng ngày cho gà
+ Cách 2: Sáng cho gà uống thuốc chống bội nhiễm, chiều dùng thuốc trị cầu trùng.

Rate this post