7 vấn đề về mắt thường gặp nhất khi nuôi thỏ Update 07/2024

Những chú thỏ vô cùng xinh xắn, đáng yêu tựa như những cục bông nho nhỏ vậy. Chắc hẳn ai cũng thấy rằng nét đáng yêu này được thể hiện rõ nhất qua đôi mắt to tròn, long lanh của chúng. Khác với đa số loài vật khác, mắt của thỏ lại nằm đối xứng ở 2 bên của đầu. Vị trí mắt như thế này rất hữu ích trong tự nhiên vì nó cho phép thỏ nhìn thấy mọi thứ xung quanh chúng từ cả hai phía trái và phải.

Mắt của thỏ cũng thường bị viễn thị nên chúng có thể dễ dàng nhìn thấy những kẻ săn mồi đang đến gần từ xa. Tuy nhiên, không may thay, những chú thỏ thường rất dễ bị các bệnh về mắt. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho thỏ, hãy cùng tìm hiểu 5 chứng bệnh về mắt thường gặp nhất khi nuôi thỏ.

: 7 vấn đề về mắt thường gặp nhất khi nuôi thỏ Update 07/2024

Tại sao thỏ thường hay gặp các vấn đề về mắt?

Mặc dù sở hữu đôi mắt như vậy sẽ mang lại khá nhiều lợi ích khi sống trong tự nhiên, nhưng đồng thời nó cũng mang lại một số hạn chế. Do vị trí của mắt ở mỗi bên đầu, thỏ gặp một hạn chế là có điểm mù đối với những vật ngay trước mặt chúng. Mắt của chúng cũng có kích cỡ khá lớn nên rất dễ bị các vật thể, loài vật nhỏ như muỗi, ruồi làm va vào mắt và gây đau. Các vấn đề về mắt thường gặp ở thỏ bao gồm từ dị vật trong mắt đến bị thương tích và mắc các bệnh lý.

7 vấn đề về mắt thường gặp ở thỏ

1. Vật lạ trong mắt thỏ

Một vật thể lạ là bất cứ thứ gì bị rơi vào trong mắt thỏ, chẳng hạn như một mảnh gỗ bong ra từ giường, mảnh vụn thức ăn hoặc những thứ khác vốn không thuộc về mắt. Những vật thể này thường rất nhẹ, rất dễ bay trong không khí và cuối cùng có thể bị kẹt trong mắt thỏ vì đôi mắt của chúng khá lớn.

Mắt thỏ khá lớn nên chúng rất dễ bị các vật thể lạ rơi vào.

2. Áp-xe ở mắt thỏ

Mắt thỏ có thể bị thủng, bị nhiễm trùng và áp-xe. Biểu hiện qua việc khu vực ở ngay bên dưới mắt sưng lên và hình thành áp-xe (bọc mủ) do vết thương quanh mắt.

Tình trạng xuất hiện bọc mủ này có thể xuất hiện rất đột ngột. Áp-xe thường gây ra bởi một vết xước không được xử lý đúng cách và bị nhiễm trùng.

3. Loét ở mắt thỏ

Khi một vật gì đó bị mắc kẹt trong mắt thỏ của bạn (chẳng hạn như các mảnh vụn gỗ bong ra từ giường) hoặc một một số vết thương khác trên phần nhãn cầu, có thể gây tổn thương đến lớp ngoài cùng của mắt gọi là giác mạc và có thể gây loét.

Loét xảy ra khi xuất hiện một lỗ nhỏ hoặc một khiếm khuyết gì đó trong giác mạc của mắt. Đó có thể chỉ là một đốm nhỏ hoặc những cũng có thể bao phủ toàn bộ mắt. Khi bị loét, thỏ sẽ cảm thấy rất đau đớn. Chú thỏ của bạn có thể sẽ thường xuyên nhắm mắt lại hoặc gãi mắt bằng chân của nó. Đây là những dấu hiệu cho thấy thỏ bị đau mắt và cần xử lý kịp thời.

4. Viêm kết mạc ở mắt thỏ

: BỂ CÁ RỒNG GIẤU ỐNG Update 07/2024

Đây là một trong số các căn bệnh mắt vô cùng nghiêm trọng đối với thỏ. Viêm kết mạc xảy ra ở mắt thỏ còn được gọi là bệnh “mắt hồng”. Đây là tình trạng viêm của phần thịt hồng bao quanh mắt của thỏ. Phần thịt màu hồng đến đỏ này được gọi là kết mạc .

Thỏ có thể bị viêm kết mạc từ nước bẩn hoặc môi trường xung quanh chứa vi khuẩn, do chuồng bẩn hoặc hộp đi vệ sinh của thỏ kém vệ sinh.

5. Mắt thỏ bị lồi hẳn ra ngoài

Đây có lẽ là vấn đề về mắt tồi tệ nhất và cũng là loại ít gặp nhất ở thỏ. Bệnh này xảy ra khi nhãn cầu bật ra khỏi đầu của thỏ.

Thỏ sẽ mắc phải tình trạng này khi gặp một chấn thương ở mắt vô cùng nghiêm trọng, chẳng hạn như bị một con chó tấn công, vồ vào mắt hoặc nếu chú thỏ của bạn bị siết chặt đến nỗi mắt nó lồi ra.

6. Chứng bệnh mống mắt ở thỏ

Căn bệnh này còn được gọi là mống mắt bị nhô ra. Mống mắt xuất hiện khi một phần của mắt bị co lại và giãn ra. Từ đó hình thành ra các mống mắt , đâm xuyên qua giác mạc. Đây không phải là một vấn đề về mắt phổ biến, nhưng nếu nó xảy ra ở thỏ của bạn, bạn có thể thấy một vết sưng rõ ràng trên bề mặt mắt của thỏ.

7. Thỏ bị mù

Thỏ có thể bị mù do các vấn đề bẩm sinh. Đôi khi, thỏ gặp phải chấn thương hoặc một bệnh lý như đục thủy tinh thể dẫn đến việc mắt bị mù. Bất kể lý do gây ra mù lòa ở thỏ là gì, bé vẫn sống được dù không nhìn được xung quanh. Thỏ sẽ vẫn có thể ngửi thấy nơi chứa thức ăn.

Tuy nhiên, thỏ có thể gặp khó khăn trong việc xác định phương hướng ở ngoài lồng và những nơi xa lạ với bé.

Điều trị các vấn đề về mắt thỏ

Các vấn đề về mắt thỏ thường có các phương pháp khác nhau dựa trên chẩn đoán của bác sĩ. Hầu hết các vấn đề về nhiễm trùng có thể được xử lý bằng kháng sinh. Điều quan trọng là bạn phải tìm được một bác sĩ thú y có kiến ​​thức chuyên sâu về các loại thuốc dùng cho thỏ.

Loại bỏ dị vật

: Hướng dẫn cách nuôi chó con mới đẻ bị mất mẹ khỏe mạnh Update 07/2024

Bằng cách sử dụng tăm bông, nước muối và đôi khi thậm chí là các dung dịch đặc biệt làm sạch mắt, bạn có thể loại bỏ dị vật khỏi mắt thỏ. Nếu không thành công, hãy đưa thỏ của bạn đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt để họ có thể loại bỏ các vật thể lạ trong mắt thỏ một cách an toàn mà không làm tổn thương mắt.

Đôi khi, với trường hợp các vật thể khó để loại bỏ hoặc chú thỏ của bạn cảm thấy sợ và không mở mắt ra, bác sĩ thú y sẽ dùng một số thuốc an thần hoặc gây mê nhẹ để thực hiện dễ dàng hơn.

Điều trị áp-xe ở mắt thỏ

Bất kể là lý do gì dẫn đến bệnh áp-xe ở mắt thỏ, bé cần được mang đến gặp bác sĩ thú y và làm sạch mắt ngay lập tức. Bác sĩ thú y có thể sử dụng lưỡi dao mổ hoặc kim để mở áp-xe và sau đó nhẹ nhàng bóp để loại bỏ phần mủ ra khỏi nó.

Tùy thuộc vào tình trạng của khu vực xung quanh mắt, bác sĩ thú y sau đó có thể kê đơn thuốc nhỏ mắt và thuốc kháng sinh toàn thân (thường là chất lỏng bạn truyền qua miệng thỏ) để ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.

Đưa thỏ đến thú y là cách tốt nhất để xử lý các vấn đề về mắt.

Điều trị loét

Để chẩn đoán các vết loét, bác sĩ thú y sẽ sử dụng một tia sáng đặc biệt để chiếu vào mắt thỏ. Nếu xác định rằng thỏ bị loét mắt, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và cho thỏ về nhà.

Họ sẽ dặn dò bạn cách chăm sóc cho đúng và hẹn bạn cho thỏ tái khám sau đó khoảng 1 tuần hoặc một khoảng thời gian nhất định để đảm bảo vết thương không trở nên tồi tệ hơn.

Điều trị bệnh viêm kết mạc

Mắt thỏ thường bị viêm kết mạc do vi khuẩn. Bác sĩ thú y sẽ chẩn đoán xem thỏ có bị viêm kết mạc không và sẽ kê đơn thuốc nhỏ mắt kháng sinh hoặc thuốc mỡ để điều trị cho bé.

Làm thế nào để ngăn ngừa các vấn đề về mắt thỏ?

Mặc dù các vấn đề về mắt thỏ không thể được ngăn chặn hoàn toàn, nhưng có một số biện pháp phòng ngừa bạn có thể thực hiện để giúp mắt thỏ luôn trong tình trạng tốt nhất.

  • Một môi trường sạch sẽ, gồm lồng nuôi thỏ và nước uống vô trùng là điều bắt buộc. Môi trường bẩn sẽ sinh sản ra vô số loại vi khuẩn. Nếu bất kỳ vi khuẩn nào xâm nhập vào cơ thể hoặc mắt của động vật, thông qua vết xước hoặc vết cắt, nó có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng nặng.
  • Hãy thận trọng với môi trường ở cả trong và ngoài lồng thỏ. Bạn cần phải cẩn thận hơn để bảo vệ mắt của nó.
  • Trong khoảng thời gian chơi đùa với thỏ, không sử dụng gậy hoặc các vật khác có thể chọc vào mắt của chúng gây ra các vết thương.
  • Hãy chú ý đến hành vi của thỏ và nếu bạn thấy nó dụi mắt, hãy đến gặp bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Những căn bệnh và vấn đề về mắt nêu trên rất dễ xảy ra đối với thỏ. Chắc hẳn bạn không hề muốn thỏ bị đau đớn vì mắt bị tổn thương phải không nào? Vậy thì hãy luôn để ý và chăm sóc chúng thật tận tình nhé!

: Cách sửa lỗi không xuống được dòng trong Excel Update 07/2024

Rate this post