Cách nuôi chó cho người bận rộn Update 03/2024

Dù bận rộn nhưng bạn vẫn muốn có một chú chó bầu bạn bên cạnh mỗi khi về nhà? Bạn băn khoăn không biết liệu người bận rộn có thể nuôi chó hay không? Đừng lo lắng nhé, trong bài viết sau PETACY sẽ chỉ cho bạn cách nuôi chó dành cho người bận rộn hay người đang đi làm.

Chọn giống chó thích hợp khi bạn là người bận rộn

Một điều đặc biệt chú ý đó là bạn cần tham khảo cũng như xin tư vấn từ những người quen có nuôi chó, nhân viên bán hàng để có nhiều thông tin về các giống chó và xem những tập tính nào của chúng sẽ phù hợp với lịch trình của bạn trước khi nhận nuôi.

: Cách nuôi chó cho người bận rộn Update 03/2024

Bởi có những giống chó rất dễ dàng trong việc ăn uống, tập luyện cũng như chịu được cảm giác trống vắng sự có mặt của bạn thường xuyên. Nhưng hãy nhớ rằng không phải giống chó nào cũng thế. Vì vậy, việc tham khảo, tìm hiểu về giống chó trước khi chọn mua và nuôi dưỡng là việc rất cần thiết.

Trong rất nhiều giống chó ở Việt Nam cũng như trên thế giới, mình nhận thấy 4 giống chó được những người bận rộn thường lựa chọn rất nhiều vì chúng dễ tính cũng như dễ nuôi, đó là: chó Bull (Pháp), chó lạp xưởng, chó Toy Poodle, chó Phốc sóc.

Chó Lạp Xưởng phù hợp cho chủ nuôi bận rộn

Bên cạnh đó, bạn đặc biệt cần chú ý, tránh chọn những chú chó quá thông minh, vì chúng sẽ hiếu kì phá phách ngôi nhà lúc bạn đi vắng; đồng thời cũng tránh chọn những chú chó quá nhiều năng lượng mà đơn cử là Husky, vì việc bạn thường xuyên vắng mặt sẽ dễ khiến chúng rơi vào căn bệnh trầm cảm.

Chế độ ăn uống 

: Giải mã nguồn gốc chó Husky đại ngáo “siêu biểu cảm” Update 03/2024

Trước khi bàn về chế độ ăn uống, mình muốn nhắc thêm là bạn không nên nuôi những chú chó quá nhỏ (dưới 16 tuần tuổi). Vì việc bạn thường xuyên vắng nhà sẽ không thể đảm bảo được chế độ dinh dưỡng đầy đủ, dễ khiến chúng mắc bệnh, chậm phát triển,…

Tiếp theo là 4 yếu tố về chế độ ăn mà bạn cần nhớ để có thể xây dựng một chế độ ăn phù hợp nhất, đó là: thời gian cho ăn, loại thức ăn, khẩu phần ăn và đừng quên bổ sung đầy đủ nước uống cho chúng.

  • Thời gian cho ăn: bạn có thể huấn luyện chúng ăn hai buổi mỗi ngày, gồm một buổi trước khi bạn đi làm và một buổi sau khi bạn tan làm. Đây là thói quen mà hầu như chú chó nào có chủ bận rộn cũng có. 
  • Loại thức ăn: bạn hoàn toàn có thể tự nấu hoặc mua đồ ăn đóng gói. Tuy nhiên, nếu thời gian bạn vắng mặt trùng khớp với hai bữa ăn thì khuyến khích bạn nên dùng đồ ăn đóng gói, đặc biệt là dạng khô. Vì nó vừa giúp bảo đảm đầy đủ dinh dưỡng, vệ sinh mà không mất quá nhiều thời gian của bạn. Tuy nhiên, bạn cần nhớ tìm hiểu kĩ lưỡng về thành phần, độ tuổi, khẩu phần cũng như các thông tin bổ trợ in trên bao bì trước khi mua. Nếu bối rối không biết phải chọn thế nào, bạn có thể nhờ đến sự tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, các bác sĩ thú y để có lựa chọn phù hợp nhất.
  • Khẩu phần ăn: đây có lẽ là lỗi cơ bản mà hầu hết người nuôi chó khi bận rộn đều mắc phải. Đó là bạn để lại một khẩu phần ăn quá lớn trước khi đi làm vì lo lắng rằng chú chó của bạn có thể sẽ đói trong suốt thời gian đó. Nhưng chính điều này vô tính là nguyên nhân gây tăng cân, béo phì ở các chú chó. 
  • Lượng nước uống: điều cuối cùng bạn cần lưu ý đó là nước uống cho các chú chó. Hãy nhớ để lại một lượng nước vừa đủ cho chúng uống cả ngày khi bạn đi vắng nhé. Quá dư nước có thể sẽ khiến chúng vấy bẩn ra nhà bạn đó.

Bí kíp nuôi chó khi là người bận rộn

Mang theo chó đến nơi làm việc

Có lẽ đây là ý tưởng khá kì lạ khi mới nghe. Tuy nhiên đây lại là điều hoàn toàn có thể, nhưng với điều kiện là nơi bạn làm việc cho phép mang thú cưng vào nhé.

Đừng quên hỏi ý mọi người hoặc cấp trên trước khi thực hiện các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ balo, củi, dụng cụ đựng thức ăn, nước uống và ô cát chuyên dụng để chó đi vệ sinh mà không gây mùi

Bước 2: Sắp xếp một vị trí hợp lý tại văn phòng

: Cảnh giác! Bệnh parvo ở chó Poodle – nguy hiểm hơn bạn nghĩ Update 03/2024

Bước 3: Tập cho chó quen với việc đi xe hoặc được bỏ vào balo chuyên dụng

Và thêm một lưu ý nữa là chỉ nên thực hiện theo cách này với chó trên 10 tháng tuổi để đảm bảo sức khoẻ cũng như đi lại.

Thuê người chăm sóc khi bạn vắng nhà

Đây là mẹo nếu bạn thường xuyên phải đi công tác hoặc ít có mặt ở nhà. Người chăm sóc này đôi khi không nhất thiết phải là đội ngũ chuyên nghiệp, họ còn có thể đồng thời là người giúp việc cho gia đình bạn nữa. Dù sao thì có người thường xuyên ở nhà chăm sóc vẫn tốt hơn bạn để chú chó cưng của bạn một mình ở nhà cả ngày.

Nhờ sự giúp đỡ của bạn cùng nhà

Nếu bạn đang ở ghép, đây hoàn toàn là ý tưởng tốt. Bởi các bạn có thể luân phiên nhau chăm sóc chú chó, đảm bảo đầy đủ nhất ở cả mặt thể chất lẫn tinh thần cho chúng. Đồng thời, sự giúp đỡ này cũng ít tốn kém hơn nhiều lần so với việc phải tìm một người trông hộ như giải pháp đã đề xuất trên.

Tranh thủ giờ nghỉ trưa

Hãy về nhà vào giờ nghỉ trưa để tiện trông chừng, thăm nom chú chó của bạn nhé. Tuy nhiên, đừng quên cân nhắc xem yếu tố vị trí địa lý, tình trạng giao thông giữa nhà bạn và công ty nhé.

Trên đây là những chú ý về cách lựa chọn giống cũng như chế độ ăn uống và những mẹo giúp bạn thuận tiện hơn khi muốn nuôi chó mà lại quá bận rộn. PETACY hi vọng rằng bạn sẽ tìm thấy giải pháp tối ưu nhất cho mình.

: Chó Golden Retriever – Chú cún mặt “Đần” yêu ngay từ cái nhìn đầu tiên Update 03/2024

Rate this post