Chim Yến Phụng Có Dễ Nuôi Không? Mua Chim Giá Bao Nhiêu Update 03/2024

Yến phụng là loài chim rất thú vị và tuyệt vời để nuôi làm thú cưng. Thực tế, chúng đứng hàng thứ ba trong số các loài thú cưng được nuôi nhiều nhất, chỉ sau chó và mèo. Loài chim có xuất xứ từ Úc này không đòi hỏi chi phí cao, có thể sống vui vẻ ở môi trường trong nhà, thậm chí dần dần chúng còn bắt chước tiếng người nói. Nếu mới mua một chú yến phụng, chắc hẳn là bạn sẽ muốn làm sao để chú vẹt của mình được sống khỏe mạnh và hạnh phúc.

Nguồn gốc chim yến phụng

Chim yến phụng là một loài thuộc họ vẹt, có tên khoa học là Melopsittacus undulatus. Yến phụng còn có tên gọi khác là vẹt Hồng Kông, lý do vì được tìm thấy đầu tiên ở đó. Sau này, giống chim cảnh này được nhân giống nhiều và phổ biến ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

: Chim Yến Phụng Có Dễ Nuôi Không? Mua Chim Giá Bao Nhiêu Update 03/2024

chim yến phụng

Nhắc đến vẹt, người ta thường nghĩ đến khả năng bắt chước nói tiếng người. Vẻ nghịch ngợm, lém lỉnh thậm chí là “bố láo” có lẽ đã không quá mới lạ trên màn ảnh Việt.  Đặc biệt, vẹt yến phụng không chỉ có khả năng “nhại” tiếng người mà còn có vẻ ngoài rất đẹp, một dòng chim tài sắc vẹn toàn được rất nhiều nghệ nhân chơi chim yêu thích.

vẹt yến phụng

Cách nhận biết chim yến phụng sắp đẻ

Trước khi sinh sản 1 tuần

Chim phụng nuôi khoảng từ 4 – 5 tháng sẽ bắt đầu sinh sản. Từ dấu hiệu đầu đến khi đẻ là khoảng 1 tuần, chim phát sinh những biểu hiện lạ như:

  • Chim trống và mái đều thay lông, màu sắc lông trở nên đẹp hơn, sáng hơn
  • Chim mái thường xuyên gần con trống, 2 con rất gần gũi; mớm thức ăn, mớm mồi cho nhau rất tình cảm. Lưu ý nếu thấy chúng cắn nhau, bạn nên tách chúng ra tránh trường hợp chúng cắn nhau đến chết.
  • Chim trống hay hót, hót nhiều hơn và liên tục, dùng mỏ gõ gõ vào trong tổ
  • Chim mái vào ổ lâu, thường xuyên. Đột ngột không còn thấy trong lồng, ở lì và cắn phá trong tổ.
  • Chim đực đạp mái nhiều, khoảng 1 tuần trở lại từ lúc đạp mái, chim sẽ đẻ trứng.
  • Nếu kiểm tra hậu môn của chim cái thấy mở rộng, nở to hơn mọi ngày; đó có thể là dấu hiệu chim đến thời điểm chuẩn bị sinh sản.
  • Mọi ngày yến phụng đi vệ sinh, phân nhỏ và khô. Khi đến kì chuẩn bị đẻ, phân sẽ to hơn những ngày thường, thậm chí to dã man to khủng khiếp tùy mức độ ăn.

Gần đến kì đẻ

  • Khi mang thai, bụng vẹt yến phụng mái to dần ra, để lộ phần lườn và bụng, đi lại, di chuyển khó khăn hơn trước.
  • Đến ngày gần đẻ, chúng ăn nhiều để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nuôi những quả trứng. Một lượt đẻ, vẹt yến phụng đẻ khoảng 3 – 6 trứng, thậm chí có những con sẽ đẻ 7 – 9 trứng. Cũng bởi vì ăn nhiều, nên đống phân sẽ to hơn.
  • Trước khi đẻ 1 – 2 ngày, con trống sẽ đưa thức ăn vào trong tổ, yến phụng mái sẽ nằm lì trong tổ không bước chân ra ngoài, thỉnh thoảng mới đi ra. Lúc này mở tổ ra có thể bạn sẽ thấy 1 – 2 quả trứng yến phụng trong đó.

Điều dễ nhận ra nhất là khi bạn thấy chim yến phụng đực và mái gần gũi nhau hơn. Lúc này bạn nên chuẩn bị và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong nguồn thức ăn. Đặc biệt là nang mực, tên gọi khác là mai mực (bổ sung trước chom chim càng tốt). Nếu có điều kiện, bạn nên đóng cho chúng một chiếc tổ nhằm kích thích khả năng sinh sản của chúng.

Những lưu ý khi nuôi chim yến phụng sinh sản

  • Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống vì ở giai đoạn này, chim phải nuôi cũng như chăm con nhiều nên chúng đặc biệt cần số lượng nhiều thức ăn. Nên bổ sung thêm rau, khoáng chất để chim sinh sản tốt và khỏe mạnh.
  • Tránh thăm tổ chim nhiều, không xê dịch tổ tránh khiến yến phụng bị sợ hãi, không dám sinh sản tiếp.
  • Theo chu kỳ bình thường, yến phụng 2 ngày đẻ một lần, sẽ có trường hợp 3 -4 ngày đẻ một lần. Bạn không nên vội hoảng hốt vì chim không giống như gà, đẻ liên tục và đều đặn. Việc đó rất bình thường và không có gì đáng ngờ cả, không nên quá lo lắng.

Cách nuôi yến phụng non

Nuôi thuần

: Cách chăm sóc chim Vành Khuyên thay lông Update 03/2024

Khoảng từ 24 – 30 ngày tuổi, lông còn thưa ngắn là độ tuổi đẹp nhất để nuôi thuần. Độ tuổi này khi nuôi tách yến phụng mái sẽ giúp chim lúc lớn sẽ dạn người; phụ thuộc vào sự nuôi nấng của bạn.

Khi nuôi tách, lúc này chim non còn yếu, bạn nên để chúng trong một chiếc hộp rộng; bên dưới có thể trải giấy báo để chim không bị trơn trượt, gây sợ hãi cho chúng. Ngoài ra nên có nắp hoặc tấm gỗ đậy lên trên (nên có lỗ thông hơi tránh chim bị thiếu không khí thở), việc này tránh cho vẹt yến phụng bị những con vật ở ngoài như chó, mèo, gà,… nghịch hoặc ăn phải. Sau khi nuôi trong hộp khoảng 2 tuần, chim sẽ cứng cáp; đi lại tốt hơn thì sẽ bắt đầu cho chim ra lồng để tập ăn. Lưu ý đáy lồng nên có những ô caro nhỏ để yến phụng đi lại dễ dàng.

Khoảng thời gian bạn nuôi lồng sẽ nhàn hơn nhiều so với trước vì chim sẽ bắt đầu tự ăn; không quá phụ thuộc nhiều vào bạn. Tuy nhiên, mới đầu lúc đem ra bạn nên quan sát xem có con nào chưa ăn được thì tạm thời bạn nên tiếp tục đút ăn, sau đó tập cho ăn sau.

cách nuôi chim yến phụng non

Đặt tên cho chim yến phụng

Ngay từ khi mua về, bạn nên đặt tên luôn cho chúng; tạo cảm giác gần gũi giữa bạn và chúng khi bạn cất tiếng gọi tên vẹt. Không nên đổi tên nhiều hoặc liên tục tránh việc vẹt không quen, không biết được tên của mình khi được gọi.

Thức ăn cho yến phụng non

Nên cho vẹt non ăn kê bóc vỏ hoặc bột. Trong 2 loại thức ăn đều sẽ có ưu và nhược điểm riêng như sau:

  • Kê cần ngâm nước, sau khi ngâm thì đổ nước, cho ăn khi còn hơi nóng. Kê sẽ giúp chim no lâu, tránh việc chim bị đói trước thời gian cho ăn.
  • Bột cho ăn tốt nhưng khiến chim nhanh đói. Bù lại khi cho yến phụng ăn bột, chúng sẽ quấn chủ.

: Chim Anh Vũ – Loài Chim Kiểng Cực Đẹp Từ Trong Lịch Sử Update 03/2024

Khi cho ăn nên có khay chống rơi vãi bên dưới đỡ việc dọn dẹp vất vả. Bạn có thể cho ăn đến khi chúng no, không ăn nữa. 1 ngày 4 bữa vào sáng, trưa, tối, gần khuya. Mỗi bữa cách nhau khoảng 4 – 5 tiếng.

Sưởi ấm cho vẹt

Trong thời gian tách mẹ, những chú vẹt yến phụng sẽ không có được nguồn ủ ấm từ chim mẹ nữa. Bạn nên tiến hành sử dụng bóng đèn để sưởi ấm cho chúng; khoảng tầm 30 độ C là tốt nhất. Đặc biệt vào những đêm gió, bạn nên lưu ý phần nhiệt độ để chúng không bị quá lạnh. Lưu ý nếu để bóng đèn quá gần vẹt non sẽ gây khô da, khiến chúng bị nóng. Nên để bóng đèn cách xa khoảng 30 – 35cm.

Chim yến phụng ăn gì?

vẹt yến phụng ăn gì
  • Các loại hạt: Đây là thức ăn chính của chim yến phụng. Bao gồm hạt kê khoảng 30K/ký; lúa (nên cho chim ăn lúa thay vì gạo vì chim không thích ăn gạo). Bạn có thể trộn kê và lúa với nhau cho yến phụng ăn.
  • Rau củ: Xà lách và rau muống là 2 loại chim yến phụng thích ăn nhất. Bạn có thể bổ sung thêm bắp, cà rốt, củ dền, cải đỏ,…
  • Khoáng: Nang mực (khoảng 10K/cái), bạn kê vào lồng cho chim ăn; đặc biệt cần lúc chim trong giai đoạn sinh sản.

Nơi ở cho chim yến phụng

Mua một chiếc lồng chim lớn

Loài chim cần có không gian để chơi và duỗi cánh. Nếu muốn chú vẹt của mình được vui vẻ và khỏe mạnh, bạn nên tìm kiểu lồng chim cho phép ánh sáng xuyên qua. Lồng chim cần có kích thước ít nhất 50 cm chiều rộng, 60 cm chiều cao và 80 cm chiều dài.

  • Cố gắng mua chiếc lồng chim có chiều rộng lớn hơn chiều cao và nóc lồng hình vuông. Yến phụng thường bay ngang thay vì bay dọc như chim cút, vì vậy những chiếc lồng chim với phần nóc kiểu cách sẽ chỉ lãng phí không gian.
  • Không mua lồng chim tròn, vì loài yến phụng sẽ không thể duỗi thẳng cánh và bay thoải mái trong lồng kiểu này, hơn nữa chúng có thể cảm thấy không an toàn và sợ hãi nếu không có các góc để ẩn nấp.
  • Bạn cần tạo điều kiện cho chú yến phụng duỗi cánh và bay được. Đừng khiến cho lồng chim chật chội bằng nhiều đồ chơi, cành đậu hoặc những chú chim khác.
  • Xem thử vài chiếc lồng chim và tìm chiếc nào dễ làm vệ sinh. Bạn có thể cho tay vào chiếc lồng dễ dàng không? Bạn có thể lau được bên trong lồng chim không? Nhớ rằng cứ mười đến mười lăm phút yến phụng lại đi tiêu một lần!
  • Bạn nên mua lồng lớn hơn nếu muốn nuôi nhiều chim yến phụng.

Lắp chậu tắm

Yến phụng đi tiêu suốt ngày nhưng cũng thích sạch sẽ. Thậm chí chúng rất thích vầy nước cho vui. Bạn hãy đến các cửa hàng thú cưng tìm chậu tắm nhỏ bằng nhựa, chắc chắn, có thể gắn vào lồng chim. Chậu tắm cần phải thuận tiện cho vẹt dễ dàng bước vào và có thể bổ sung thêm nước từ bên ngoài.
  • Không đổ nước quá đầy. Bạn sẽ không muốn vẹt làm tràn nước xuống đáy lồng mỗi khi bước vào chậu tắm.
  • Chậu tắm nên rộng tương đương với kích thước của vẹt để nó có thể ngâm mình trong nước.
  • Một chiếc chậu tắm là rất tuyệt cho yến phụng, và chắc chắn là chúng rất thích, nhưng bạn cần đảm bảo chậu tắm không chiếm quá nhiều không gian. Yến phụng có thể tự tắm khi bạn xịt nước vào chúng, vì vậy bạn không bắt buộc phải gắn chậu tắm trong lồng chim.

Cho thêm một vài món đồ chơi và cành đậu

Các cành đậu tự nhiên là tốt nhất khi so sánh với cành đậu làm bằng chốt hoặc que nhựa, hơn nữa trông cũng đẹp hơn nhiều. Đảm bảo cành đậu phải chắc chắn để tránh gây thương tích cho chim.

  • Đồ chơi cho chim thì rất phong phú. Bạn hãy tìm những chiếc thang, quả chuông, bóng, v.v… Những món đồ chơi này có thể khiến chim yến phụng rất hào hứng.
  • Tìm loại gỗ an toàn cho chim, chẳng hạn như gỗ bạch đàn. Các cành đậu bằng nhựa có thể gây ra các vấn đề ở chân chim do thiếu bài tập vận động chân.
  • Tránh các cành đậu làm bằng gỗ mơ vì loại gỗ này có chứa cyanogenic glycosides. Bạn cũng cần tránh dùng gỗ sồi do chất tannin có trong gỗ. Không có ghi nhận nào về các trường hợp chim chết vì các loại gỗ này, nhưng cẩn thận thì vẫn hơn.[2]
  • Tránh dùng cành đậu bằng bê tông vì chúng quá cứng đối với chân chim, nhưng nếu không thay thế được bằng các loại khác, bạn hãy đặt ở vị trí thấp nhất có thể.
  • Không cho yến phụng quá nhiều đồ chơi hoặc cành đậu. Hai hoặc ba món đồ chơi khác nhau là lý tưởng nhất cho một chú yến phụng, nhưng bạn không nên chất đầy lồng chim những món đồ chơi không cần thiết khiến chim cảm thấy chật chội. Yến phụng luôn cần đồ chơi trong lồng để “khuấy động tinh thần”. Nếu không có đồ chơi, chim có thể sẽ buồn chán và dẫn đến hành vi tự bứt lông.

Cân nhắc nơi đặt lồng chim

Cố gắng sắp xếp cho yến phụng ở trong phòng ấm áp với nhiệt độ ổn định. Một căn phòng sáng sủa sẽ khiến chim vui vẻ; phòng ở gần nơi sinh hoạt của gia đình sẽ giúp chim không cảm thấy cô đơn, và những chú chim chưa được thuần hóa sẽ quen dần với người.

  • Tránh đặt lồng chim trước cửa sổ có ánh nắng chiếu vào hoặc cạnh cửa ra vào để mở. Chim có thể chết nếu bị phơi nắng hoặc hứng gió lạnh quá nhiều.

Chim yến phụng giá bao nhiêu?

  • Yến phụng Việt Nam trưởng thành khoảng 70K – 100K/con. Nếu mua một đôi sẽ rẻ hơn, một cặp chim trong thời kỳ sinh sản từ 100K – 200K/ cặp
  • Chim yến phụng non có giá khoảng 80K/con. Nếu nuôi thuần nên chọn chim non vì chúng dễ thuần hơn. Những bạn mới nuôi thì không nên chọn chim non vì chúng khá yếu và khó nuôi đối với người chưa nhiều có kinh nghiệm và kiến thức về chim yến phụng.
  • Chim yến phụng Hà Lan có giá khoảng 200K – 500K

Trên đây là mức giá trung bình về những dòng yến phụng được nuôi phổ biến ở nước ta. Mong rằng cung cấp được những thông tin đến cho bạn đọc. Truy cập Website vaat.org.au để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích!

: Chim Họa Mi là loài chim gì? Cách chăm sóc chim Họa Mi như thế nào? Update 03/2024

Rate this post