Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Chống Chó Bị Co Giật Liên Tục Update 04/2024

CHÓ BỊ CO GIẬT VÌ YẾU TỐ GÌ?

Khi chó của bạn quá béo, bạn lo lắng cho nó nên quyết định bắt chó giảm cân cho đến khi trọng lượng ở mức cân đối. Nhưng bạn có biết như thế cũng là nguyên nhân dẫn đến việc chó bị co giật. Do hoạt động quá nhiều mà không có thời gian nghỉ ngơi đúng. Khi mệt mỏi quá chó cũng dễ sinh ra chất axit lactic. Chất này dễ làm cho chó bị co giật.

Canxi là một chất quan trọng đối với hệ phát triển xương của chó. Vì thế nếu thiếu canxi hoặc không đủ số canxi để duy trì thì chó có thể rất dễ xuất hiện hiện tượng co rút, run lẩy bẩy và co giật ở chó.

: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Chống Chó Bị Co Giật Liên Tục Update 04/2024

Có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng chó bị co giật. Chúng có thể nằm trong số những căn bệnh sau. Bệnh sài sốt, bệnh động kinh, bị nhiễm độc,chứng tăng ure – huyết, bị sản hậu. Hoặc có thể do não chó phát triển không bình thường. Những căn bệnh thần kinh khác cũng có thể sẽ khiến chó bị co giật.

Nếu chó không có tiền sử bệnh co giật thì rất có thể đã bị nhiễm độc chì. Nguyên nhân chủ yếu là do cắn, ngậm liên tục cục pin. Khiến cho chó bị co giật sùi bọt mép – kích động – sùi bọt mép liên tục – đau bụng…. và thậm chí nếu nhiễm độc chì nặng có thể dẫn đến tử vong. Cụ thể bạn có thể truy cập vào phần sức khỏe cho chó của Petmart.info để tìm hiểu kỹ hơn

Nguyên nhân chó bị co giật

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc chó bị động kinh, Vaat xin điểm qua những nguyên nhân chính sau:

Môi trường

  • Một lý do khá phổ biến là do cún đã ăn phải đồ ăn có độc tố nên mới dẫn đến việc bị co giật.
  • Trong không gian sống chẳng may có vật cứng bất thình lình tác động quá mạnh lên hệ thần kinh.
  • Thay đổi độ môi trường xung quanh quá nhanh, hay được gọi ngắn gọn là sốc nhiệt. Điều này xảy ra khi nhiệt độ lạnh đi hoặc nóng lên một cách đột ngột, ví dụ như vừa đi ngoài trời nắng về rồi bước vào phòng điều hòa lạnh.

Khi trời quá lạnh, cơ thể cún chưa được vận động và làm ấm kĩ. Dẫn đến tình trạng cơ bắp bị co thắt, chó bị run lẩy bẩy. Nếu bị lạnh quá lâu, cả cơ thể có thể rơi vào tình trạng ngừng hoạt động. Sau đó có thể chết vì không chịu được thời tiết quá khắc nghiệt. Tương tự với trời quá nóng, các chú cún khi bị sốc nhiệt thì rất dễ bị ảnh hưởng đến tính mạng.

Sức khỏe/Bệnh tật

Nguyên nhân gây co giật có thể là do cún của bạn đã mắc phải một số bệnh. Như bệnh gan, bệnh thận, thiếu máu, các bệnh về não (viêm não, ung thư não), huyết áp và các vấn đề về điện giải.

Khi cún vận động quá nhiều hoặc quá mạnh, lượng mồ hôi thoát ra nhiều trong thời tiết nắng nóng, dẫn đến mất đi điện giải. Nếu mất quá nhiều thì cơ thể không chịu nổi kích thích dẫn đến nguy cơ xảy ra co giật khá cao.

Luyện tập quá nhiều quá độ gây tổn thương cơ bắp và mệt mỏi quá độ. Thêm vào đó là tai nạn, va chạm với các chú chó khác,… khiến các cơ bắp bị tổn hại đều có thể khiến cho cún của bạn trở nên khó kiểm soát.

Cún cưng của bạn cũng có thể có bệnh lý về thần kinh. Virus, vi khuẩn tác động trực tiếp lên hệ thần kinh gây ra nguy hiểm đến bộ não. Hoặc có thể là do bị mắc một số bệnh như bệnh Care, bệnh dại,… Hệ thần kinh một khi bị tấn công mãnh liệt như vậy có thể gây ra cái chết nhanh chóng cho vật nuôi của bạn.

Chó bị động kinh vì thiếu canxi. Canxi là một chất không thể thiếu cho quá trình cấu tạo và phát triển hệ thống cơ xương. Thiếu hụt canxi dễ xảy ra khi các chó mẹ đang nuôi con. Các trường hợp chó mẹ bị co giật vì thiếu canxi trong khi mang bầu cũng như sau khi sinh không phải là hiếm gặp.

Di truyền

Có một số loài chó cảnh có nguy cơ bị co giật cao hơn các loài còn lại như chó săn thỏ Beagle, chó săn cừu Shetland hay chó tha mồi Labrador.

Chó bị động kinh do di truyền thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 tháng tuổi cho đến 3 năm tuổi. Tuy nhiên cũng có trường hợp xảy ra sớm hơn.

Chó bị nhiễm lạnh co giật

Trong điều kiện chó phải đi lại, vận động với thời gian dài trong môi trường thời tiết lạnh giá, ẩm ướt mà không được khởi động kĩ cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến chó bị co giật.

Chó bị mất nhiều chất điện giải

Vận động cường độ mạnh trong thời gian dài, toát mồ hôi sẽ làm chó bị mất đi một lượng lớn chất điện giải, khiến các cơ bắt của chó bị kích thích và co giật mạnh.

Chó bị thiếu Canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của hệ xương khớp. Trong trường hợp lượng Canxi trong cơ thể chó quá thấp so với mức độ tối thiểu cần thiết, các chất của chó bị khụy xuống, hạ bàn kèm theo hiện tượng co giật.

: Bênh Care Ở Chó, Nguyên Nhân, Chẩn Đoán Và Cách Chữa Hiệu Quả 100% Update 04/2024

Canxi rất quan trọng với các chú chó nó góp phần phát triển xương chắc khỏe hơn. Nếu chó của bạn bị co giật do thiếu canxi thì chắc chắn trước đó nếu bạn để ý sẽ thấy chân của cho đi lẹo khẹo, hạ bàn, thậm trí nhiều lúc bị liệt do thiêu canxi.

Chó có vấn đề ở hệ thần kinh

Chó mắc phải các bệnh lý ở hệ thần kinh như: Bệnh sài sốt thường xảy ra đối với chó nhỏ, chó bị động kinh, bị nhiễm độc, chó bị sản hậu hoặc do não chó phát triển không bình thường từ nhỏ dẫn đến co giật.

Chó bị co giật sùi bọt mép

Chó đang bình thường bỗng nhiên co giật và sùi bọt mép, không loại trừ trường hợp chó của bạn đã bị ngộ độc chì dẫn đến co giật, kích động, sùi bọt mép, đau bụng, tiêu chảy… nghiêm trọng hơn có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Nếu cho của bạn chưa có tiền sử bị co giật mà tự dung bị co giật và sùi bọt mép thì rất có thể chú chó của bạn đã bị ngộ độc chì do cắn liên túc 1 vật có chì nào đó như cục pin hay vất nào đó khiến cho co giật – kích động – sùi bọt mép –  đau bụng – đi ỉa… nếu ngộ độc chì nặng có thể dẫn đến cái chết.

Triệu chứng chó bị co giật

Chó bị co giật thường có các hiện tượng bất thường như sau: Thở dốc, thở không đều, hơi thở nặng nề thoi thóp, chó lè lưỡi ra ngoài. Thân nhiệt của chó cao hơn bình thường, cơ bắp ở chân cứng lại và toàn thân chó bị co giật liên tục, chó bị run chân tay…

Chó bị sùi bọt mép

Đây là biểu hiện đi kèm thường gặp khi chó bị co giật. Thông thường, nếu chó bị co giật kết hợp với sùi bọt mép thì nguy cơ chó bị trúng độc rất cao, cần nhanh chóng thực hiện các phương pháp sơ cứu và đưa chó đến các cơ sở thú y gần nhất để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời.

Chó bị run lẩy bẩy

Cùng với co giật, toàn thân chó run lên bần bật giống bị lạnh, mắt đờ đẫn, có thể kèm theo hiện tượng chảy nước mắt và rên lên từng cơn vô cùng đáng thương.

Chó bị co giật, run chân tay

Toàn thân chó bao gồm 4 chân và đầu, miệng không khép lại được, chó bị run chân giật liên hồi không kiểm soát khiến người nuôi hoang mang không biết nên làm gì để chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho chó.

Cách xử trí khi chó bị co giật

Trước hết là bạn cần phải cố gắng hết sức để giữ bản thân bình tĩnh. Vì khi bạn bình tĩnh mới có thể xử lý được sự việc, quan trọng là giữ được bản thân, mọi người xung quanh và cún cưng của bạn an toàn. Tuyệt đối không được để tay gần hay vào trong miệng cún khi chó bị co giật sùi bọt mép.

Nếu cơn động kinh kéo dài hơn 5 phút thì đây thực sự là một tình huống khẩn cấp. Lúc đó chú cún của bạn cần được nhanh chóng đến phòng khám thú y để ngăn não không bị tổn thương cũng như đảm bảo thân nhiệt duy trì ổn định. Tương tự như vậy, trong vòng 24h đồng hồ mà xảy ra từ ba lần động kinh thì cũng là một trường hợp nguy hiểm. Bạn cũng cần phải đưa cún đến phòng khám ngay lập tức.

Lưu ý và cách phòng tránh chó bị co giật

Chó bị co giật vì nhiều nguyên nhân và để công tác điều trị đạt hiệu quả cao nhất, chúng ta cần xác định chính xác nguyên nhân chó bị co giật từ đó áp dụng phương pháp điều trị phù hợp. Nếu co giật do chó vận động mạnh, quá sức hoặc ảnh hưởng từ thời tiết, chỉ cần cho chó được nghỉ ngơi, đảm bảo điều kiện sống ấm áp, thoải mái là tình trạng này sẽ kết thúc.

Trước khi ra khỏi nhà vào hôm trời lạnh thì cần cho cún ăn mặc đầy đủ, ấm áp. Hãy cho cún vận động nhẹ nhàng trước đó để làm ấm cơ thể. Khi trở về nhà thì cho cún nằm trong ổ ấm áp hoặc cạnh lò sửa để từ từ làm ấm lại cơ thể.

Vào mùa hè khi trời nắng gắt, tránh cho cún ra ngoài nhiều và cũng như hoạt động quá lâu/mạnh dưới thời tiết khắc nghiệt. Nếu vậy có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức quá độ, mất nhiều điện giải, dễ bị co giật.

Nếu muốn cún giảm cân thì kiểm soát chế độ ăn uống từ từ cũng như cần có thời gian lâu ngày để tăng cường độ luyện tập lên. Không được phép tăng cường đột ngột.

Đảm bảo đầy đủ dưỡng chất trong các bữa ăn. Bổ sung thêm các vitamin, các chất cần thiết cho cún. Đặc biệt là với các em cún trong quá trình làm mẹ.

Nên theo dõi cún thường xuyên. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường thì cần đưa cún đến phòng khám để kiểm tra lí do tại sao cũng như chẩn bệnh sớm. Như vậy sẽ giảm thiểu nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng. Tiêm phòng đầy đủ và đi khám định kì để luôn cập nhật được kịp thời tình hình sức khỏe. Cũng như nắm bắt được nhanh chóng nếu có gì không ổn xảy ra

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỮA TRỊ KHI CHÓ BỊ CO GIẬT

: Top 7 giống chó nhỏ đáng yêu nhất Thế Giới. Update 04/2024

Trước khi ra khỏi nhà vào trời lạnh thì bạn nên cho chú cún của mình mặc ấm. Cho chúng vận động nhẹ nhàng cho ấm người khi ra ngoài. Nếu bạn sau khi đi đâu cùng cún về trong mùa lạnh, thì nên để cún gần lò sưởi để chúng làm ấm cơ thể từ từ.

Nên cho chó vận động một cách hợp lý,vừa đủ với sức.

Nên cho chó vận động một cách hợp lý,vừa đủ với sức. Cũng nên cho chúng nghỉ ngơi sau thời gian vận động dài, không nên vận động quá sức.

Khi dắt chó không nên quá dùng lực, nên nhẹ nhàng, ổn định, tránh tạo thành vết thương cho cơ bắp. Ngoài ra còn có thể mát xa, ấn huyệt, xoa bóp, khi chăm sóc nên chú ý đến việc giữ ấm.

Trong trường hợp cơ bắp của chó bị tổn thương bạn nên cho chó nghỉ ngơi. Dừng hoạt động 2 ngày để cơ thể bình phục sau chấn thương và giữ nhiệt đủ ấm cho cơ thể chó.

Nếu bạn muốn giảm cân cho chó của mình thì nên có chế độ ăn uống hợp lý cho chó và vận động vừa sức. Nếu muốn tăng vận động cho chó thì không tăng một cách đột ngột mà phải từ từ, từng ngày.

CÁCH KHẮC PHỤC CHÓ BỊ CO GIẬT

Để khắc phục tình trạng này rất đơn giản. Đó chính là bạn nên bổ sung những thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần của chú cún. Ngoài ra bạn nên cho chúng vận động một cách hợp lý để chúng không bị chấn thương trong quá trình vận động.

Giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp có vấn đề thần kinh là bạn nên cho chú cún cưng của mình đến gặp bác sĩ thú y.

Giải pháp tối ưu nhất trong trường hợp có vấn đề thần kinh là bạn nên cho chú cún cưng của mình đến gặp bác sĩ thú y. Để được tư vấn cũng như được tiêm chích những loại thuốc cần thiết. Và phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ cho cún để kịp thời phát hiện và trị bệnh.

Nếu chó có hiện tượng sùi bọt mép thì nên đưa ngay thú cưng đến bác sĩ thú y để được tư vấn. Cũng như chữa trị kịp thời để không phải dẫn đến việc đáng tiếc xảy ra. Bạn nên theo dõi quá trình ăn uống của chú cún để tiện phát hiện và chữa trị.

CÁCH PHÒNG NGỪA CHÓ BỊ CO GIẬT

Bạn nên theo dõi chú cún của mình, nếu chúng biếng ăn, sùi bọt mép,…. thì bạn phải đưa chúng tới bác sĩ thú ý ngay để được chữa trị đúng cách. Không nên tự tiện cho chúng uống thuốc khi chưa có sự kiểm tra của bác sĩ thú ý.

Nếu chó bị co giật liên tục thì bạn nên massage nhẹ nhàng cho chúng.

Nếu chó bị co giật liên tục thì bạn nên massage nhẹ nhàng cho chúng. Không nên cho chúng vận động khi đang có tình trạng co giật.

Đó là những điều mà bạn cần biết khi chú cún bị co giật

: Sự Thật Về Giai Đoạn Thay Lông Ở Chó Bạn Nên Biết Update 04/2024

3.8/5 - (66 votes)