Tìm Hiểu Nguyên Nhân Chó Bị Sốc Nhiệt Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Update 04/2024

Chó bị sốc nhiệt là hiện tượng cơ thể của chó hấp thụ nhiệt nhanh hơn con người chúng ta, hơn thế nữa khả năng giải phóng nhiệt của chúng rất kém. Vì thế, vào mùa hè hay những lúc nắng nóng thì các bé rất dễ bị tình trạng sốc nhiệt, nếu không chữa trị kịp thời thì các chó của bạn có nguy cơ dẫn tới tử vong.

Các chuyên gia cho rằng, việc chó xa rời điều kiện sống thích hợp sẽ dẫn tới những ảnh hưởng đến sức khỏe của chó. Đối với chó, thân nhiệt và nhịp thở cũng như nhịp tim cao cộng với chó không có tuyến mồ hôi mà phải giải phóng nhiệt qua đầu lưỡi. Vì thế, khi nhiệt độ tăng cao đột ngột hoặc chó vận động quá nhiều sẽ dễ bị sốc nhiệt. Việc chó bị sốc nhiệt cũng giống như con người bị cảm khi bước từ phòng máy lạnh ra ngoài trời đang nắng to vậy. Một điểm đáng chú ý nữa là chó sau quá trình lai tạo đã tạo ra nhiều giống mới nhưng khả năng thích nghi với thời tiết lại bị giảm xuống. Những giống chó nhỏ như Phốc sóc, Phốc hươu đến những giống lớn như Alaska là hay mắc chứng sốc nhiệt lớn nhất.

: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Chó Bị Sốc Nhiệt Và Cách Điều Trị Hiệu Quả Update 04/2024

Đột quỵ vì nhiệt ở chó là 1 triệu chứng rất nghiêm trọng và thường bất ngờ làm bạn không trở tay kịp, có thể trở thành tình trạng nguy hiểm đến tính mạng chỉ trong vòng vài phút. Hãy cùng vaat.org.au chia sẻ một số kình nghiệm khi chó bị sốc nhiệt nhé!

Biểu hiện chó bị sốc nhiệt

Phản ứng nhanh chóng nếu bạn nhận thấy chó của mình có biểu hiện bị mất nước hoặc xuất hiện 1 số hoặc tất cả các biểu hiện sau đây:

  • Thở 1 cách bất thường, thở lớn và nhanh
  • Cực kỳ khát nước
  • Nhiệt độ trực tràng cao (hướng dẫn xem phía dưới)
  • Yếu và mệt mỏi
  • Nôn mửa thường xuyên
  • Mất phương hướng
  • Lưỡi đỏ tươi và lợi nhợt nhạt
  • Vùng da ở miệng và cổ khi bị ấn không phẳng lại
  • Khó thở
  • Suy sụp hoặc hôn mê
  • Nhiều nước bọt
  • Tăng nhịp tim

Nếu bạn nghi ngờ chó bị sốc nhiệt, hãy nhanh chóng đưa nó vào chỗ râm mát. Loại bỏ những nguồn nhiệt ngay lập tức là việc rất quan trọng. Nếu có thể, hãy đưa nó vào phòng có điều hòa. Nếu không có điều hòa thì dung quạt cũng được.

Biểu hiện nặng hơn của chứng sốc nhiệt

  • Khó thở, đi đứng không vững và ngã xiêu vẹo
  • Nôn và ói mửa liên tục
  • Lưỡi và nướu răng chuyển từ nhợt nhạt sang tím tái
  • Chó rơi vào trạng thái hôn mê

Cách sơ cứu chó bị sốc nhiệt

Khi phát hiện chó bị sốc nhiệt ở bất kỳ cấp độ nào thì việc đầu tiên là bạn phải đưa cún vào nơi im mát để nằm. Nên đưa cún vào phòng điều hòa hoặc bật quạt là tốt nhất. Cho chó nghỉ ngơi và chúng ta tiến hành các bước kiểm tra để biết đúng tình trạng của cún cưng.

Đo thân nhiệt của chó

Chúng ta chuẩn bị nhiệt kế và kẹp vào nách trên của chó, sau 15 giây chúng ta kiểm tra. Chó thông thường có nhiệt độ từ 37.5 đến 39.2 độ c. Nếu cao hơn là chó đang bị sốc nhiệt, đặc biệt chó sẽ tử vong khi thân nhiệt là 42 độ c.

Khi chúng ta đo ở nách chó thì nên cộng vào khoảng một độ c thì chúng ta sẽ biết được chính xác thân nhiệt của chó.

Cách hạ nhiệt khẩn cấp cho chó

Tùy vào những gì mà bạn có, hãy làm cách nhanh nhất có thể để hạ nhiệt cho chú chó. Bao gồm một số cách như sau:

  • Đổ nước lạnh vào đầu và thân chó.
  • Phủ khăn ướt lên chú chó. Đừng để khăn quá lâu tại một chỗ, lông sẽ bị ngấm nước.
  • Dùng 1 vòi nước chảy nhẹ, nên dùng loại nhỏ giọt hoặc vòi sen.
  • Nếu có thể hãy thả chú chó của bạn vào 1 bồn tắm hoặc bể nước mát.
  • Không bao h được sử dụng đá hay nước đá, nó sẽ thu nhỏ các lỗ chân lông trên bề mặt da khiến cảm nhiệt trầm trọng hợn. Nó có thể dẫn đến shock thậm chí gây hạ thân nhiệt.

: Cách chọn mua chó Husky thuần chủng – Bí quyết từ chuyên gia Update 04/2024

Cho vào nơi râm mát

Nếu chó đang ở ngoài trời mà phát hiện thấy chó bị sốc nhiệt thì bạn cần đưa cún vào những bóng cây hoặc đưa vào nhà. Chỉ cần cho chó vào chỗ nào có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ ngoài trời là được. Không nên cho cún vận động nữa mà thay vào đó là nằm cố định để cơ thể hạ nhiệt.

Làm tơi lông cho chó

Sau khi đã xả nước lên người cho chó thì bạn cần lau khô lông và đưa chúng ra trước quạt và dùng tay làm tơi lông cho các bé. Bộ lông của chó như một lớp áo nên sau khi đã lau khô lông thì làm tơi lớp lông này lên sẽ khiến phần da của chó lộ ra và nhanh hạ nhiệt hơn.

Dùng cồn lau đệm chân

Dùng bông lau ướt phần đệm chân chó bằng cồn rồi để gió thổi khô. Quá trình bốc hơi của cồn ở đệm chân sẽ giúp thoát nhiệt cho cơ thể. Bạn cũng không nên dùng quá nhiều vì cồn có thể làm khô chân của cún.

Quạt và dùng tay làm tơi lông của chó

Quạt gió sẽ giúp làm mát cho chú chó khi đã được làm mát bằng nước, dùng những ngón tay của bạn làm tơi lông của chúng để gió thổi qua lông, giúp không khí đc lưu thông. Lông giống như 1 cái chăn cách nhiệt dùng để giữ nhiệt, do đó làm nó tơi lên để lộ da bên dưới thì không khí có thể giúp làm mát chú chó nhanh hơn.

Đo nhiệt độ cơ thể cho chó

Một con chó bị sốc nhiệt sẽ có nhiệt độ 103ºF (39,5ºC) hoặc cao hơn. Không nên cố đo nhiệt độ cho đến khi bạn đã loại bỏ các nguồn nhiệt và đã thử làm mát. Hơn nữa, chỉ đo nhiệt độ của chó nếu việc đó không làm phiền hay gây khó chịu cho chúng.

Bạn cũng có thể sử dụng các phương pháp điện giải của trẻ em cho chó. Tiếp tục cho chúng uống ít nước khi chúng muốn.

Gọi cho phòng khám hoặc bác sĩ thú y

Khi bạn làm mát cho chú chó, hãy gọi cho một phong khám thú y để được hướng dẫn xử lý đột quỵ nhiệt ở chó. Ngay khi nhiệt độ trực tràng đạt đến mức thích hợp, hãy đưa chú chó đến phòng khám (cấp cứu) thú y. Nên cảnh giác, ngay cả khi chú chó không còn triệu chứng nào, chúng vẫn có thể đang bị nội thương. Tốt nhất nên đi khám lại để chắc chắn chú chó đã hoàn toàn khỏe mạnh.

Xử lý khi chó bị sốc nhiệt

Quan trọng là bạn cũng phải bình tĩnh. Nếu bạn mất bình tĩnh, chú chó có thể cảm nhận được và mất bình tĩnh theo, làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vì thế, hãy giữ bình tĩnh nhất có thể. Làm việc một cách có phương pháp để hồi phục nhiệt độ của chúng về bình thường và nhanh chóng đưa chúng đi thú y. Giữ tập trung để chắc chắn là bạn đang làm hết sức có thể để tăng cơ hội sống xót cho chú chó. Cảnh giác về những thứ có thể tạo shock nhiệt ở chó.

Nguyên nhân khiến chó bị sốc nhiệt

  • Bị nhốt trong ô tô, ngay cả khi đã hé mở cửa kính, ngay cả khi không phải là mùa hè. Chú chó vẫn có thể bị shock nhiệt vào một ngày u ám nếu bị nhốt trong xe. Ngay cả với cửa sổ đã hoàn toàn được kéo xuống, bên trong một chiếc xe đang đỗ có thể lên tới 150ºF hoặc 66ºC vào mùa hè, có thể tạo shock nhiệt chỉ trong vòng vài phút.
  • Bị nhốt ở ngoài trời mà không có bóng râm và/hoặc nước.
  • Có mõm ngắn, như các giống English Bulldog hoặc Pug.
  • Bị đặt vào điều kiện khó thở hoặc béo phì.
  • Được lai từ một giống chó ở vùng lạnh hoặc có lông dày, ví dụ giống Alaskan Malamute.
  • Vận động quá mức trong điều kiện ấm hoặc nóng.

: Chó Poodle hay mắc bệnh gì – 4 bệnh “đáng lo” nhất Update 04/2024

Một số kinh nghiệm được chia sẻ

Chó không thể đổ mồ hôi, chúng phải thở dốc để giải phóng nhiệt. Không thể sử dụng các hệ thống làm mát dạng hơi dành cho người. Tránh cho chúng vận động vào những khung giờ nóng nhất trong ngày của những tháng nóng là rất quan trọng.

Như các bạn đã biết các chú cún chỉ có 2 tuyến mồi hôi chính để thải ra. Phần lớn ở lưỡi và 1 phần nhỏ khác ở gan bàn chân. Đối với các loại chó lông dài thì thường dưới gan bàn chân chúng có 1 lớp lông bao quanh các kẽ chân do thích nghi với môi trường xứ lạnh để giảm sự thoát nhiệt.

Vào mùa hè ở việt nam những nhóm lông ở gan bàn chân này thường làm phản tác dụng. Chúng giữ nhiệt gây cho các chú cún khó thoát được mồ hôi. Khi cún chạy trên đường nhựa, chúng thu nhiệt qua gan bàn chân và làm cơ thể chúng nóng lên. Do sự nóng lên nên các bé cần thở nhiều hơn để cung cấp ôxi, nhưng trời nóng làm lượng oxi hoà tan trong không khí giảm khiến các bé bị thiếu ôxi gây đột quỵ.

Lưu ý với chó có lông dài cũng như lông ngắn

Hạn chế vận dộng vào mùa hè nóng, muốn cho đi dạo thì nên cho đi sau 10h tối sau khi trời tắt nắng. Lúc này chúng ta nghĩ là mát nhưng vì chúng ta đi giầy, dép nên không cảm nhận đc. Những chú cún đi chân tiếp xúc trực tiếp với đất, lúc này là không tốt.

Cho các bé uống nước có pha đường gluco và orezol để bù nước vào mùa hè. Tăng khả năng điện giải và đề kháng. Không cho chó ra đường vào ngày nắng nóng. Nhất là đối với các bé cún có bộ lông tối màu, hặc gam màu nóng. Vì theo khoa học, những màu này hấp thu nhiệt rất mạnh.

Không cho các bé cún đi biển. Chân chạy tiếp xúc trực tiếp trên cát nóng sẽ làm cún bị yếu do nhiệt độ tăng cao gây thở dốc. Do nóng quá chúng lao xuống nước, cũng có thể đi từ dưới nước lên sau khi bơi. Điều này dễ làm cho chúng bị cảm gây hô hấp kém và đột tử sau vài phút. Không cho chó giao phối trước 9h tối.

Không cho chó đột ngột từ thời tiết nóng vào điều hoà. Việc này gây cho chó con bị cảm do thích nằm trước gió điều hoà. Phải có quá trình thay đổi dần dần sau 15 phút. Hạ dần nhiệt điều hoà từ từ.

Thời tiết mùa hè, rất nhiều các bệnh lây truyền. Vì thế, cho cún ăn ít hơn và giảm lượng đạm đi. Vì nếu dính phải vấn đề đường ruột mà chó ăn nhiều đạm sẽ làm tăng độ phát nặng của bệnh. Với các bé cún có lông ở gan bàn chân thì nên dùng kéo nhỏ tỉa sạch lông ở gan bàn chân để cho việc thoát mồi hôi và làm thoáng được tốt hơn

: Chó Phú Quốc – Thần khuyển nước Nam dũng mãnh, oai vệ Update 04/2024

Rate this post