Chó Pug: Nguồn gốc, đặc điểm và cách nuôi Pug mặt xệ Update 07/2024

Chó Pug (hay còn gọi là Pug mặt xệ, Pug Mini) là một giống chó được nuôi phổ biến trên thế giới. Pug nổi tiếng là một giống chó có thân hình mũm mĩm, tròn trịa, tính cách vui vẻ và dễ nuôi. Trong bài viết này, PETACY sẽ giúp bạn tìm hiểu các thông tin về nguồn gốc, đặc điểm cũng như cách nuôi của loài chó này.

Nguồn gốc giống chó Pug

Chó Pug đến nay chưa có tài liệu ghi chính xác nguồn gốc ban đầu. Tuy nhiên nhiều tài liệu hiện có và lịch sử chỉ ra rằng giống chó này có thể đã xuất hiện từ năm 200 TCN tại Trung Quốc, vào thời nhà Hán. Pug thời đó được nuôi bởi quý tộc và được coi là biểu tượng của giới thượng lưu. Nó có một cuộc sống xa hoa, sung sướng, thậm chí có lính canh gác. Có tài liệu cho rằng những nếp nhăn trên mặt chúng là nguồn gốc của từ “hoàng tử” trong hệ thống chữ Hán.

: Chó Pug: Nguồn gốc, đặc điểm và cách nuôi Pug mặt xệ Update 07/2024

Sang thế kỷ XVI, giống chó Pug du nhập sang châu Âu và được đặt tên là Mopshond mà hiện tại vẫn còn sử dụng tên này tại Hà Lan. Pug nhanh chóng trở thành giống chó của hoàng gia châu Âu và đóng góp vào lịch sử hoàng tộc. Thời hưng thịnh của giống chó này là khi Nữ hoàng Victoria của Anh cho phép nhân giống rộng rãi trong hoàng tộc. Pug trở thành biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng thời đó.

Đặc điểm ngoại hình

Một chú Pug trưởng thành nặng không quá 10 kg và được xếp vào giống chó có kích thước nhỏ như chó phốc sóc và chó Poodle. Pug được gọi là giống chó “vuông” bởi chiều dài từ chân đến vai gần bằng chiều dài từ vai đến mông. Đây là giống chó có chân ngắn.

Pug mặt xệ non

Đầu chó Pug rất to, tròn. Tai lớn, tròn và cụp xuống. Đôi mắt to tròn, có màu nâu sẫm. Miệng chó Pug to, hàm dưới thường dài hơn hàm trên nên thường nhô ra ngoài. Đặc điểm nổi bật trên khuôn mặt của giống chó này là có rất nhiều nếp nhăn, lớp da dày, mõm ngắn. Chúng là giống có có khuôn mặt xệ nhất trong tất cả các giống chó mặt xệ.

Lông của Pug thường ngắn và mềm, có màu trắng, vàng, nâu, vện và pha trộn giữa các màu. Do đặc điểm lông ngắn nên người nuôi cũng tốn ít công chải chuốt cho chúng. Da chúng mềm mại, đuôi thường cuộn tròn ở trên lưng.

Tính cách của chó Pug

Pug là giống chó mặt xệ thân thiện và hiền lành nhất. Chúng rất ít khi cắn xé đồ đạc hay phá phách. Đây là một giống chó thông minh nhưng lười biếng. Ngoài việc ăn, ngủ và chơi thì người nuôi khó có thể sai khiến chúng làm gì. Điều này có thể được giải thích bởi đây là giống chó quý tộc hàng nghìn năm và chúng sống rất xa hoa.

Người nuôi có thể chơi đùa, vuốt ve với chúng nhưng hạn chế to tiếng, mắng hay quát vì đây là loại chó nhạy cảm với cảm xúc của chủ. Chúng rất cần được quan tâm và đối xử nhẹ nhàng. Đây cũng là loài chó nhí nhảnh và thích chơi cùng trẻ nhỏ. Pug thích ồn ào và rất trung thành. Nếu người chơi muốn dạy kỹ năng cho Pug thì cũng rất dễ vì chúng hiểu nhanh và rất nhanh nhẹn.

Chó Pug giá bao nhiêu?

Giá thành của giống Pug có sự khác nhau theo nguồn gốc, được chia thành 3 loại: Pug được nhân giống trong nước, Pug được nhập khẩu từ các trại nhân giống của Thái Lan và dòng Pug cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu.

  • Pug được nhân giống trong nước: dao động trong khoảng 6 – 9 triệu mỗi con, tuỳ từng bé và thời điểm trong năm.
  • Pug được nhập khẩu từ các trại nhân giống của Thái Lan: giá từ 9 – 15 triệu tuỳ gia phả  và trại nhân giống.
  • Pug cao cấp nhập khẩu từ châu Âu: giá từ 40 – 50 triệu tuỳ gia phả. Loài này gần như giống thuần khiết, thích hợp với người nuôi hoặc nhân giống chuyên nghiệp hoặc đang hướng đến chuyên nghiệp.

Cách chăm sóc chó Pug mặt xệ

: Chó Shar Pei – chú chó “cau có” đáng yêu nhất trái đất Update 07/2024

Chó Pug có cách chăm sóc đặc trưng do tính cách cũng như thể trạng riêng. Người nuôi cần hiểu rõ đặc tính của chúng để điều chỉnh dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo sức khỏe và thể trạng. Một số điều cần lưu ý như sau:

Về dinh dưỡng

Khi bạn chọn nuôi Pug thì nên chọn những bé từ đủ 2 tháng tuổi trở lên vì ở độ tuổi này thì các bé mới đủ khả năng sống tách mẹ hoàn toàn và không phụ thuộc vào sữa mẹ nữa. Dinh dưỡng trong khoảng thời gian sau đó cũng cần được thay đổi để phù hợp với độ tuổi từng giai đoạn.

Từ 2 đến 3 tháng tuổi: Các bé Pug sau khi tách mẹ mới bắt đầu tập ăn nên ở giai đoạn đầu này, bạn nên cho các bé ăn loãng và mềm, tốt nhất nên xay nhuyễn. Các thức ăn cơ bản là tinh bột (cơm, cháo), thịt nạc và rau, củ, quả. Sau mỗi bữa ăn, bạn nên bổ sung thêm sữa ấm cho chúng. Pug giai đoạn này nên ăn 4 bữa/ ngày và dãn đều thời gian các bữa ăn. Một điều cấm kỵ là bạn không được cho chúng ăn đồ tái hay sống. Những đồ tanh như tôm, cua hay cá hay xương cũng chưa thích hợp ở giai đoạn này.

Từ 3 đến 6 tháng tuổi: Pug ở giai đoạn tuổi này đã có thể ăn tôm, cua và cá nhưng vẫn chưa thể ăn xương và cũng không thể ăn quá nhiều cùng lúc. Việc ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng đau bụng và tiêu chảy. Bạn vẫn nên cho chúng ăn đồ mềm như cơm nhão, thịt băm hay rau, củ, quả xay nhuyễn. Số bữa ăn một ngày nên là 2 – 3 bữa.

Từ 6 tháng trở lên: Đây là giai đoạn trưởng thành của chó Pug nên chế độ ăn của chúng cũng khác nhiều so với khi còn nhỏ. Pug trưởng thành ăn rất nhiều và dễ béo phì. Bạn cho bao nhiêu chúng ăn hết bấy nhiêu nên bạn cần kiểm soát được dinh dưỡng đưa vào người chúng mỗi bữa ăn. Thông thường, lượng thức ăn một bữa sẽ chiếm từ 3 – 4% trọng lượng cơ thể chúng và đảm bảo được thành phần các chất cơ bản: protein chiếm 20-25%, chất béo chiếm 10-15%, tinh bột chiếm 10-15%, phần còn lại là chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác. Bạn chỉ nên cho chúng ăn 2 bữa/ngày.

Vệ sinh cho chó Pug

Pug có đặc trưng là khuôn mặt nhiều nếp nhăn và bộ lông ngắn sát da. Vì vậy, khi vệ sinh cho chúng bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Bạn cần lau rửa các nếp nhăn trên mặt hàng tuần hoặc thường xuyên hơn khi bạn thấy các bé nghịch bẩn hoặc có mùi khó chịu. Những nếp nhăn này có thể có bụi bẩn, thức ăn, nước bọt gây khó chịu và kích ứng da. Bạn cần dùng tăm bông nhúng nước ấm lau chúng nhưng cần cẩn thận để không chạm vào mắt, mũi và miệng của các bé. Sau đó, bạn có thể dùng tăm bông hoặc vải khô lau lại để tránh nước còn đọng lại trong các nếp nhăn đó.

Cách nuôi chó Pug

Pug là loài chó thường xuyên rụng lông nên bạn cần chải lông cho chúng hàng tuần bằng bàn chải chuyên dụng để tránh lông bám vào đồ đạc trong nhà.

Làm vệ sinh tai ít nhất mỗi tuần một lần cho các bé Pug vì tai các bé thường tích tụ bụi bẩn. Bạn cần dùng dung dịch chuyên dụng nhỏ vào tai, sau đó dùng bông gòn lau sạch trong tai, tránh dùng bông cho sâu vào ống tai hay dùng tăm bông ngoáy sâu vì có thể làm tổn thương tai các bé. Nếu phát hiện có bẩn phía trong tai, bạn cần nói chuyện với bác sĩ thú ý của bé.

: Top 3 giống chó không lông kỳ lạ thế giới Update 07/2024

Tắm cho Pug định kỳ hàng tháng. Dù bé Pug của bạn có mùi hay không thì bạn vẫn nên tắm hàng tháng cho bé. Bạn nên đặt bé vào bồn nước ấm không quá sâu để bé có thể đứng được, dùng xà phòng chuyên dụng làm sạch lông và da, sau đó dùng nước sạch tắm sạch lại. Bạn cần lưu ý làm khô lông cho chúng để tránh nước còn đọng lại.

Cắt tỉa móng thường xuyên để tránh các bé dùng móng cào bẩn và đồ đạc trong nhà.

Pug có đôi mắt lồi nhô ra phía trước nên bạn cần chăm sóc đôi mắt kỹ hơn. Thường xuyên lau nước mắt khô phần dưới mắt và tránh xà phòng hay hoá chất làm tổn thương mắt là điều cần thiết.

Pug cũng dễ bị nướu răng nên bạn cần đánh răng cho chúng ít nhất  1 – 2 lần mỗi tuần. Điều này cũng tránh cho miệng chúng có mùi hôi.

Các bệnh thường gặp trên chó Pug

Một số loại bệnh thường gặp với chó Pug là các bệnh về da, bệnh hô hấp và bệnh về mắt.

Bệnh về da: Vì khuôn mặt có nhiều nếp nhăn nên nước và bụi bẩn rất dễ bám lại và gây khó chịu hoặc ngứa ngáy cho chó. Bạn cần vệ sinh các nếp nhăn thường xuyên để tránh các bệnh lý trên da thường gặp.

Bệnh hô hấp: Khi Pug có dấu hiệu chảy dãi, mắt lừ đừ, khó thở, sùi bọt mép… thì rất có thể chúng đang gặp khó khăn về đường hô hấp. Bạn cần đưa chúng đến gặp bác sĩ thú ý ngay để cứu chữa kịp thời. Để phòng tránh các bệnh hô hấp, bạn nên cho chó Pug sinh hoạt trong môi trường thoáng mát, tránh nhiệt độ cao. Vào mùa hè, bạn chỉ nên cho chúng ra ngoài vào sáng sớm và chiều mát. Đường thở của chúng rất hẹp gây khó thở và không có khả năng điều hoà thân thiệt qua việc toả nhiệt ở lưỡi. Thân nhiệt bình thường ở nhiệt độ 38 – 39 độ C. Nếu thân nhiệt vượt quá 41 độ C thì nhu cầu oxy sẽ tăng cao và cần được hạ xuống ngay lập tức. Nếu thân nhiệt chạm ngưỡng 42 độ C thì sẽ xảy ra tổn thương nội tạng

Bệnh về mắt: Viêm kết giác mạc là căn bệnh thường gặp ở chó Pug. Nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Pug cũng rất dễ mắc phải bệnh đục thuỷ tinh thể. Nếu điều này xảy ra, phẫu thuật mắt là điều nên làm để giữ lại đôi mắt cho chó.

Ngoài ra, Pug còn có thể nhiễm một số căn bệnh khác như viêm não, thoái hóa thần kinh, dị ứng, nhiễm Staph, chứng loạn sản xương hông, bệnh Legg-Perthes,… Bạn cần cho chúng tiêm phòng đầy đủ và chú ý vệ sinh cho chó.

Lời kết

Nếu bạn có ý định chăm sóc một bé Pug thì việc đầu tiên cần làm là tìm hiểu về loài chó này. Một số điều quan trọng cần chú ý đã được trình bày trong bài viết này. Bạn có thể tìm hiểu thêm qua người bán và các bác sĩ thú y để xác định thể trạng cụ thể của từng bé. Chúc bạn có một chú Pug khỏe mạnh và vui vẻ.

: Bí quyết khắc phục tình trạng chó bị chướng bụng đầy hơi hiệu quả tức thì Update 07/2024

Rate this post