Hướng dẫn dắt chó đi dạo theo chủ đúng cách Update 04/2024

Chắc hẳn ai đang nuôi chó cũng đã một vài lần dẫn chú cho của mình ra ngoài chơi. Tuy nhiên, tại sao phải dắt chó đi dạo, cần chuẩn bị gì khi cùng chó ra ngoài đường, dắt thế nào mới đúng cách và an toàn thì không phải ai cũng biết. Do đó, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc đó.

Tại sao cần dắt chó đi dạo?

Dắt chó đi dạo là một hoạt động giúp gia tăng cũng như cải thiện sức khoẻ cho chó cưng nhà bạn hiệu quả và đơn giản nhất. Cũng như con người, nếu chú chó của bạn không được thể dục, vận động, cơ thể chúng có thể dễ bị thoái hoá đi. Đồng thời, việc vận động còn giúp chúng giải toả năng lượng tích tụ, giúp giảm thiểu béo phì, tình trạng mỡ trong máu và giảm stress, tăng động cho cún cưng của bạn.

: Hướng dẫn dắt chó đi dạo theo chủ đúng cách Update 04/2024

Bên cạnh đó, đối với những chú chó được nuôi trong lồng, cũi, việc này còn bớt thụ động và tránh những ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Và cũng như đã đề cập ở đầu bài viết, việc dắt cho ra ngoài chơi giúp gia tăng tình cảm giữa bạn và cún cưng một cách nhanh chóng. Thật quá nhiều lợi ích phải không nào?

Từ những lợi ích trên, các bác sĩ cũng như chuyên gia thú y đã đưa ra lời khuyên rằng nên dắt chó đi dạo mỗi 1 đến 2 ngày 1 lần để đảm bảo sức khoẻ cho chúng.

Những vật dụng cần thiết

Để dắt chó đi dạo đúng cách và an toàn, bạn cần chuẩn bị những vật dụng như sau:

  • Dây xích: Dụng cụ này giúp đảm bảo chú chó của bạn luôn ở trong tầm kiểm soát và khó bị kẻ xấu bắt đi. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý chọn dây có chiều dài vừa phải, không quá ngắn để tránh tình trạng với những chú chó giống thấp sẽ như bị xách đi, và tất nhiên cũng không quá dài để bạn dễ dàng kiểm soát chúng.
  • Thức ăn thưởng cho chó: Đây là phần thưởng khích lệ mỗi khi cún cưng của bạn làm tốt. Hãy duy trì việc thưởng cho chú chó mỗi khi bạn cần dạy dỗ hoặc đưa bé vào thói quen nào đó nhé.
  • Dụng cụ rọ mõm chó

Dắt chó đi dạo ở đâu là đúng và an toàn?

  • Việc lựa chọn địa điểm để dắt chó cưng đi dạo thật ra không khó như bạn nghĩ. Nơi lý tưởng thường là nơi thoáng mát, rộng rãi, không gian tự do để chó cưng của bạn có thể thoải mái hoạt động. Và sẽ thật hoàn hảo nếu ở nơi đó, chú chó của bạn có thể “gặp gỡ, giao lưu” cùng những chú chó khác.
  • Đối với lần đầu tiên đưa cho đi chơi, bạn nên thử đưa chúng ra công viên, vắng người sẽ càng lý tưởng. Hạn chế ra những con phố đông người, vì lúc này tiếng ồn từ các phương tiện giao thông, từ đường phố sẽ làm chú chó của bạn mất tập trung, không nghe được khẩu lệnh của bạn, hay thậm chí là hoảng sợ và khó điều khiển. 
  • Còn trong trường hợp chó nhà bạn khá hung dữ hoặc năng động, thường sủa vào người lạ, bạn nên tập dắt chúng đi xung quanh nhà trước, và dần chuyển sang nơi vài người, rồi mới tới những không gian rộng, để tránh doạ người xung quanh.

Cách dắt chó đi dạo theo chủ

: 10 dấu hiệu cho thấy chú cún của bạn đang bị bệnh Update 04/2024

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ từ dụng cụ đến địa điểm, chúng ta cùng bắt tay vào thực hành việc dắt chó đi dạo đơn giản chỉ qua 3 bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ đã nêu trên. Bắt đầu bằng việc xích chó bằng dây có chiều dài vừa phải và rọ mõm chó cẩn thận. Nếu bạn dắt chó đi trong sân nhà, có thể tạm bỏ qua việc rọ mõm chó.

  • Bước 2: Tập cho chó luôn đi bên mình

Tiếp theo, bạn cần tập cho chó luôn đi sát bên mình. Việc tập này chú chó của bạn sẽ hiểu bạn là chủ của nó và sẽ nghe lời bạn hơn. Nhưng cần lưu ý là trong quá trình tập, tránh để chúng đi vượt lên bạn, đặc biệt là với những loài chó to, vì như thế sau này sẽ hình thành thói quen cho chúng, bạn sẽ khó giữ được chúng ở nơi đông người, dễ làm chúng tuột dây và chạy mất.

  • Bước 3: Tập cho chó nghe khẩu lệnh của mình

Sau khi đã tập được cho chó luôn đi bên bạn, bạn cần luyện tập chúng nhiều lần để chúng nghe theo khẩu lệnh của bạn. Hãy bắt đầu bằng những khẩu lệnh đơn giản và nhất quán như: “Dừng lại” , “Đi tiếp”, “Quay lại”. Hãy kiên trì tập từng cái một và nhất quán trong khẩu lệnh bạn nhé.

Và cũng đừng quên thưởng cho chú chó của bạn sau mỗi lần làm tốt nhé.

  • Bước 4: Thực hành dắt chó đi dạo

: Kinh nghiệm chăm sóc chó poodle con mới đẻ Update 04/2024

Bước cuối cùng cũng là bước đơn giản nhất: đó là thực hành dắt chó đi dạo. Sau khi đã tập cho chúng quen với việc đi sát bên, nghe khẩu hiệu. Bạn bắt đầu dẫn chú chó xa hơn khu vực đã luyện tập. Có thể là từ sân nhà ra công viên hoặc là từ một khu vực trong công viên qua nhiều khu vực khác. Việc dẫn chú chó đi nhiều sẽ giúp chú chó quen với việc được dắt đi dạo và ngày càng nghe lời bạn hơn, thao tác cũng dễ dàng hơn.

 Trung tâm huấn luyện chó 276 Làm thế nào để huấn luyện chó quen với dây xích

Những lưu ý khi dắt chó đi dạo

Bên cạnh những hướng dẫn về việc dắt chó đi dạo, chúng mình cũng sẽ cung cấp cho bạn đọc thêm một số thông tin liên quan về các quy định của pháp luật về việc dắt chó đi dạo mà cụ thể như sau:

  • Không đeo rọ mõm chó: phạt đến 800.000đ

Không phải ngẫu nhiên mà ở phần vật dụng cần trang bị lại có dụng cụ rọ mõm chó. Đúng vậy, nếu bạn đưa chó ra nơi công cộng mà không rọ mõm, bạn hoàn toàn có thể bị phạt lên đến 800.000đ

  • Không dắt chó bằng cách ngồi trên phương tiện giao thông và để chó chạy theo sau

Hành vi ngồi trên phương tiện giao thông và để chó chạy theo xe có thể làm bạn bị phạt từ 100.000đ đến 200.000đ. Đồng thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm cho chính bạn cũng như các phương tiện tham gia giao thông khác.

  • Không thả rông chó

Đã có quy định cho hành vi thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã, nơi công cộng sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000đ đến 300.000đ. Thả rông động vật nuôi trong thành phố, nơi công cộng, phạt từ 500.000đ – 1 triệu đồng nếu để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác.

Lời kết

Khép lại bài viết, chúng mình mong là đã cung cấp cho người đọc toàn bộ hướng dẫn về việc dắt chó đi dạo cũng như các thông tin xung quanh những quy định khi dắt chó đi dạo. Chúc bạn thực hiện thành công!

: Chó poodle ăn gì tốt cho sức khỏe? Update 04/2024

Rate this post