3 Bệnh Nguy Hiểm Ở Gà Con Bạn Nên Biết Để Phòng Tránh Update 04/2024

Khi chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là gà, có rất nhiều mối quan tâm mà người chăn nuôi cần chú ý. Bệnh trên gà con chính là mối đe dọa nguy hiểm nhất, vì chỉ cần lơ là một chút thì đàn gà có thể bay màu. Vậy những căn bệnh hay gặp ở gà con nào gây thiệt hại lớn nhất ? Cùng điểm danh qua vài cái tên dưới đây với Gà Chọi Việt.

Bệnh dịch tả gà

Bệnh dịch tả (hay còn gọi là Newcastle hay bệnh gà rù) vốn được xem là căn bệnh rất nguy hiểm cho gia cầm nói chung và gà nói riêng. Với tỷ lệ gây chết có thể lên đến 100% khi xuất hiện thêm căn bệnh thứ phát. Bệnh dịch tả ở gà được xem như một cơn ác mộng đối với người chăn nuôi nếu không may để đàn gà bị nhiễm.

: 3 Bệnh Nguy Hiểm Ở Gà Con Bạn Nên Biết Để Phòng Tránh Update 04/2024

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này là chủng loại virus Newcastle disease, họ Paramyxoviridae.

Căn bệnh dịch tả ở gà có thể xuất hiện tại mọi thời điểm, tuy nhiên gà con là đối tượng dễ bị tấn công nhất. Bệnh thường xảy ra vào mùa lạnh, loại virus này kị ánh sangs mặt trời và các loại hóa chất khử trùng.

Triệu chứng của bệnh dịch tả gà

Với thể rất cấp tính, gà không có quá nhiều biểu hiện rõ rệt, chỉ thấy chúng ủ rũ bỏ ăn, sốt cao và chết sau vài giờ.
Thể cấp tính: gà bỏ ăn, đứng tụm hoặc nằm một chỗ. Gà không ăn, uống nhiều nước, sốt cao; tiêu chảy phân có màu xanh trắng. Giảm đẻ ở gà mái
Thể mãn tính: có nhiều triệu chứng thần kinh, đi đứng không vững, đầu ngoẹo sang một bên. Không mổ trúng thức ăn, cho nên gà chết do bị kiệt sức (thường là sau 2 – 3 ngày).

Bệnh Thương hàn ở gà

Bệnh thương hàn gà gây ra bởi virus Salmonella, bao gồm: Salmonella gallinarum; Salmonella typhimurium và Salmonella pullorum.

Phương thức lây lan

  • Theo đường truyền dọc từ mẹ sang con: buồng trứng sau khi bị vi khuẩn xâm nhậ sẽ vào thẳng phôi thai; hoặc từ lỗ huyệt bám vào vỏ trứng, theo đó vào máy ấp trứng và gây bệnh trên gà con.
  • Theo dường truyền ngang từ con bệnh sang con khỏe: gà khỏe sau khi tiếp xúc với gà bệnh thông qua thức ăn nước uống; chất thải của con vật,… đây là nguồn lây nhiễm chính giữa những con gà chung đàn với nhau.

Dấu hiệu căn bệnh thương hàn gà

Bệnh thương hàn ở thể cấp tính

Khi nở, gà con bị nhiễm bệnh không thể tự phá vỏ trứng chui ra ngoài dẫn đến việc bị ngạt chết.
Phôi bị lây nhiễm vi rút có thể bị chết trước khi kịp nở hoặc nở rồi thì gà cũng rất yếu, đề kháng kém.
Gà đi ngoài, phân dính bệt lại gây tình trạng tắc hậu môn, bụng gà to dần lên rồi chết. Gà sốt cao và tiêu chảy.

Bệnh mãn tính ở gà lớn

  • Gà ủ rũ, mào nhợt nhạt, bị tiêu chảy thường xuyên, phân màu xanh lục;
  • Gà mái giảm tỉ lệ đẻ trứng, vỏ trứng xù xì, lòng đỏ có lẫn máu.

Bệnh Marek trên gà

: Cách Phòng Bệnh Cho Gà Con Mới Nở Hiệu Quả Update 04/2024

Căn bệnh Marek hay còn gọi là bệnh bệnh teo chân gà hay ung thư ở gà do nhóm virus Herpes type B gây ra. Khi chúng xâm nhập được vào cơ thể vật chủ, chúng sẽ tồn tại suốt đời, đây chính là nguồn lây nhiễm cho những cá thể khỏe mạnh khác.

Cách lây truyền của bệnh Marek

Như đã nói phía trên, loại virus này tồn tại suốt đời trong cơ thể gà bệnh. Cộng thêm việc thời gian ủ bệnh khá dài (khoảng 1 tháng) cho nên việc phát hiện sớm là điều khá khó khăn.
Virus này lây nhiễm khi những con bệnh với con khỏe tiếp xúc với nhau trong cùng môi trường sinh sống. Loại virus này có thể lây đến vài kilomet; tuy nhiên không di truyền qua phôi thai.
bệnh Marek.

Dấu hiệu nhận biết

Cấp tính

  • Thường xảy ra giai đoạn gà từ 4 – 8 tuần tuổi. Lúc này khá khó nhận biết bệnh Marek ngoài việc gà chết đột ngột. Cơ đùi của gà sưng to, gà bị liệt, các ngón chân chụm lại với nhau, bỏ ăn, ủ rũ.
  • Khi bệnh trở nặng, chân của gà duỗi thẳng và 1 chân trước, 1 chân sau ngửa lên trời.
  • Gà khó thở, có các cục u xuát hiện trong gan, lá lách, phổi, mắt bị mù.

Mãn tính

  • Dạng thần kinh: gà bị liệt dần dần và cuối cùng là không thể di chuyển. Cánh xụ xuống, đuôi rũ hoặc nằm lệch hẳn sang 1 hướng.
  • Dạng viêm mắt: xuất hiện tình trạng viêm mắt nhẹ, gà có biểu hiện nhạy sáng. Sau đó tình trạng viêm mống mắt xảy ra. Tầm nhìn hạn chế do bị dịch mủ đóng dầy quanh mắt. Gà khó khăn trong việc mổ thức ăn, cuối cùng là bị mù hoàn toàn.

Cách phòng bệnh cho gà con

Thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con:

Tùy theo điều kiện thực thực tế có thể úm trên lồng hoặc úm trên nền (có lót chất độn chuồng như trấu hoặc dăm bào); tốt nhất là dùng bóng điện để sưởi ấm cho gà.

Nhiệt độ úm vừa phải.

Chiếu sáng suốt ngày đêm (24/24) cho gà trong 2-3 tuần đầu, luôn điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp để đảm bảo đủ nhiệt; có biện pháp chống chuột, mèo.

Thức ăn cho gà:

: Bệnh gà ăn không tiêu, chướng diều – Cách chữa trị hiệu quả Update 04/2024

Cho gà ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, đủ dinh dưỡng. Nên cho gà ăn bằng thức ăn công nghiệp, loại cám hỗn hợp hoặc cám viên dành cho gà con.

Cho gà ăn nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít để thức ăn luôn được mới, thơm ngon, kích thích tính thèm ăn của gà.

Nước uống:

Khi nhận gà về, cho gà nghỉ 10-15 phút rồi cho uống nước có pha 50 gram đường glucoza với 1 gram VitaminC/3 lít nước để chống stress cho gà.

Chỉ cho gà ăn sau khi đã được uống đủ nước.

Phòng bệnh:

Giữ cho chuồng trại luôn sạch sẽ khô ráo, thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông, tránh gió lùa, thường xuyên vệ sinh sát trùng, hạn chế người ra vào và thực hiện tốt lịch phòng bệnh cho gà: Lưu ý phòng các loại vắc xin như Gumboro (4 và 10 ngày tuổi), Newcatsle (7, 21 ngày tuổi), đậu gà (7 ngày tuổi), Cúm gia cầm (14 ngày tuổi).

Trên đây là một vài bệnh hay gặp ở gà con và gà lớn gây thiệt hại nặng nề mà bà con cần lưu ý. Ngoài ra còn có những kiến thức nuôi gà chọi, gà thương phẩm mà Gà Chọi Việt cung cấp, bà con có thể truy cập trang web của chúng tôi để có thể cập nhật thêm kiến thức chăn nuôi cho mình. Chúc bà con thành công !

: Bệnh ORT Ở Gà Là Gì? Cách Chẩn Đoán Và Chữa Trị Hiệu Quả Update 04/2024

Rate this post