Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cua biển trong ao Update 09/2024

: Thâm canh Artemia thu trứng bào xác trên ruộng muối Update 09/2024

Cua biển là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Để nuôi được cua biển trong ao đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc hết sức cẩn thận.

Cua biển có thể nói là một trong những loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Cua biển có hàm lượng mỡ thấp, protein cao, dồi dào về khoáng chất và vitamin. Ở các địa phương, nhiều mô hình nuôi cua đã giúp bà con xoá đói giảm nghèo và thậm chí làm giàu từ chính quê nghèo. Những năm gần đây, nghề nuôi cua thương phẩm phát triển khá mạnh. 

>>> Xem thêm: Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cua đồng

 

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi cua biển trong ao

Chuẩn bị ao nuôi

Trước hết, khi nuôi cua trong ao cần chú ý chọng địa điểm ao nuôi gần sông, có nguồn nước dồi dào và dễ cấp thoát nước. Nền đáy ao, đầm nên là loại đất thịt pha sét hay cát, không quá nhiều bùn nhão.

Đất và nước ít bị nhiễm phèn,  độ pH nước từ 7,5 – 8,5; độ mặn từ 10 – 30‰ và nhiệt độ từ 25 – 35 độ C. Diện tích ao nuôi để có thể phát triển mô hình nuôi cua khoảng từ 2.000 m2 trở lên, độ sâu 1,5 – 1,8 m với bờ có chiều rộng đáy tối thiểu 4m, mặt 2 – 3 m và cao 1 – 1,5 m và cao hơn mức triều cường ít nhất 0,5 m. Ngoài ra cần đào mương sâu thoát nước quanh ao. Trong ao tạo nhiều gờ nổi diện tích mỗi gờ từ 10-100 m2 tuỳ diện tích ao.

Trước khi xả nước để nuôi cua cần để ao trơ đáy, bón vôi bột với tỷ lệ 50kg cho 1000m2, phơi từ 7 đến 10 ngày. Khi xả nước chú ý mực nước dưới 1m. Ngoài ra, để tránh việc cua bò ra khỏi ao nên dùng lưới hoặc vì tre để rào, cao khoảng gần 1m. Gây màu nước bằng phân urê: 2kg/1000m2, NPK (20:20:0): 2kg/1000m2. Ngoài ra có thể dùng phân gà để bón cho ao. Phân được hòa tan với nước ngọt, tạt xuống ao.

Chọn và thả giống 

Để chọn được cua khỏe mạnh tránh rủi ro trong quá trình nuôi cần chú ý chọn cua màu sắc tươi sáng, chạy khỏe, nhanh nhẹn, không gẫy chân, càng, nhất là cần đồng đều để tiện cho quá trình chăm sóc. Kích cơ cua bột có 0.5-0.7cm được ương lên giống 2-5cm. Mật độ thả được tính toán khoảng từ 1 đến 2 con/m2. 

Trước khi thả cua cần chú ý xem xét độ mặn thích hợp củ nước. Nên thả cua lúc trời râm mát buổi sáng, để cua từ bờ bò xuống không nên thả thẳng xuống nước khiến cua sẽ bị “sốc”.

Cách chăm sóc

Thức ăn cho cua thường nên là thức ăn tươi như các loài cá nhỏ, cá tạp bên cạnh đó là tép moi, tép tươi. Đối với tép khô trước khi thả xuống ao cho cua ăn cần ngâm mềm. Lượng thức ăn được tính toán khoảng 5% khối lượng cua ở trong ao. Thời gian cho cua ăn là lúc mặt trời lặn khoảng từ 17h đến 19h. Cần thường xuyên vớt  thức ăn thừa cặn bẩn để cân bằng độ pH trong ao.

Hàng ngày cần thay khoảng 30% nước trong ao. Để thay toàn bộ nước trong ao nên thực hiện một tháng một lần. Cần thường xuyên kiểm tra, rào, cống kênh mương tránh việc cua thất thoát ra ngoài. Khi cua đạt đucợ trong lượng 0.3kg là có thể thu hoạch, để đạt được trọng lượng này cần phải nuôi cua khoảng gần 4 tháng. Khi bắt cua nên xả cạn ao nước tránh sót cua.

Rate this post