Bệnh CRD Ở Gà Có Nguy Hiểm? Cách Phòng Tránh Bệnh Hiệu Quả Update 04/2024

Bệnh CRD trên gà là gì? Nguyên nhân nào gây bệnh CRD ở gàTrị bệnh crd cho gà làm sao để hiệu quả nhất? Bệnh hô hấp mãn tính CRD thường xảy ra vào giai đoạn giao mùa; gia cầm ở mọi lứa tuổi đều có thể xảy ra. Bệnh crd trên gia cầm cũng có nhiều mối nguy hiểm như căn bệnh Marek, cho nên bà con cần chú ý phòng tránh sớm nhất có thể.

Bệnh CRD là gì?

Nguyên nhân gây bệnh CRD ở gà là do vi khuẩn Mycoplasma gallisepticum gây nên. Chúng tồn tại trong cơ thể và gây bệnh trên gà khi có các tác nhân stress như việc thay đổi thời tiết đột ngột, sức đề kháng kém. Mycoplasma gallisepticum chỉ sống được từ 1 đến 3 ngày khi ra khỏi cơ thể, trong dịch nhầy chúng có thể tồn tại từ 4 – 5 ngày, trong lòng trắng trứng có thể đến 18 ngày.

: Bệnh CRD Ở Gà Có Nguy Hiểm? Cách Phòng Tránh Bệnh Hiệu Quả Update 04/2024

Tỷ lệ chết của căn bệnh này không cao, tuy nhiên cũng cần phải phòng trị thích hợp; tránh để việc bùng phát thêm những căn bệnh khác như Newcastle, bệnh tụ huyết trùng ở gà, bệnh ORT trên gà, bệnh thương hàn ở gà,   Trường hợp để dịch chồng dịch sẽ khó có phác đồ điều trị tốt nhất, điều này sẽ gây thiệt hại nặng về kinh tế cho người chăn nuôi.

Dịch tễ học của bệnh

Bệnh hen ở gà xảy ra chủ yếu ở gà 2 – 12 tuần tuổi và những con gà mái chuẩn bị đẻ, bệnh bùng phát mạnh mẽ vào vị đông xuân khi mà độ ẩm không khí tăng cao. Các loại gia cầm có khả năng mắc bệnh như vịt, ngan, ngỗng, chim, gà,…

  • Bệnh lây truyền dọc từ gà bố mẹ sang gà con qua trứng, đây là con đường lây bênh nguy hiểm đối với các trang trại gà giống.
  • Bệnh lây truyền qua dụng cụ chăn nuôi, công nhân chăm sóc, sự tiếp xúc giữa gà bệnh với gà khỏe… Đặc biệt ở môi trường ẩm, nhiều NH3, H2S, khí độc, bụi từ phân chất độn chuồng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Bệnh nổ ra khi có sự thay đổi của thời tiết đột ngột, chế độ chăm sóc, dinh dưỡng thay đổi hoặc kế phát bệnh khác.
  • Bệnh thường ghép với bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, gumboro, …

: Giải Pháp Trị Gà Ăn Không Tiêu Đúng Cách Cực Hiệu Quả Update 04/2024

Gà mắc bệnh tỷ lệ chết thấp nhưng gà chậm lớn, giảm khối lượng, khi khỏi bệnh con vật cũng không thể phục hồi thể trạng như ban đầu. Gà đẻ mắc bệnh sản lượng trứng giảm từ 10 – 40%.

Triệu chứng bệnh CRD trên gà

Giống như những căn bệnh về đường hô hấp khác, bệnh CRD cũng thường lây từ mẹ sang con hoặc tiếp xúc giữa những con trong đàn thông qua chất thải hay dụng cụ chăn nuôi. Triệu chứng bệnh CRD trên gà: ho khẹc, rướn cổ để thở, ủ rũ bỏ ăn; vẩy mỏ nhiều, mặt bị phù, thường có những tiếng “tooc” đặc trưng. Nếu nặng hơn thì mũi có thể bị viêm, mắt nhắm do viêm kết mạc; trọng lượng giảm sút nhanh, tỉ lệ trứng thấp và kém chất lượng. Gà mái thường có dấu hiệu nhẹ hơn gà trống trong cùng một đàn.

Bệnh tích CRD trên gà 

Giải phẫu gà mắc bệnh CRD có thể nhận thấy:

  • Hiện tượng đường hô hấp trên có xuất huyết.
  • Phổi có triệu chứng sưng viêm, trong túi khí của gà bị đục và dày hơn; có thể kèm theo màu vàng nhạt, hình thành nhiều bọt khí ở trong.
  • Gà mái bị viêm ống dẫn trứng.
  • Ở vị trí của thanh quản, khí quản có các casein cục bám vào thành, có hiện tượng xuất huyết.

Cách khắc phục và phòng bệnh tối ưu nhất

Phòng bệnh CRD trên gà

Phòng bệnh CRD ở gà bằng việc xây dựng hàng rào an toàn sinh học, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo đàn gà cùng vào cùng ra cực kỳ quan trọng trong công tác phòng bệnh.

Chuồng gà phải ấm vào mùa đông, mát vào mùa hè, mật độ nuôi phù hợp với lứa tuổi kích thước của con gà. Sử dụng men rắc chuồng cùng với chất độn chuồng sạch để hạn chế khí độc thải ra từ sự phân hủy của phân gà.

: Gà bị khô chân: Nguyên nhân, cách phòng bệnh và chữa trị trong thời gian ngắn Update 04/2024

Hiện nay có nhiều loại vaccine phòng bệnh CRD trên gà cho hiệu quả tốt, sử dụng vaccine phòng bệnh là phương pháp rẻ tiền, hiệu quả nhất hiện nay.

  • Đối với gà thịt nuôi dài ngày phòng một liều duy nhất giai đoạn 4 – 5 tuần tuổi.
  • Đối với gà đẻ có nhiều loại vaccine khác nhau thời gian tiêm khác nhau nhưng đặc điểm chung là không tiêm khi gà nhỏ hơn 4 tuần tuổi.

Tùy thuộc từng vaccine sẽ có cách sử dụng (tiêm, uống, nhỏ mắt,…) khác nhau cũng như thời gian nhắc lại khác nhau. Mỗi loại vaccine nhà sản xuất đều khuyến cao chi tiết cách sử dụng, độ tuổi gà cần sử dụng.

Điều trị bệnh CRD trên gà

Cần chẩn đoán chính xác gà bị mắc kế phát, bội nhiễm hay không để đưa ra phác đồ thích hợp.

=> Ví dụ, trường hợp gà mắc bệnh CRD ghép với Gumboro, Newcastle cần điều trị bệnh Gumboro, Newcastle trước khi điều trị bệnh CRD.

Trường hợp gà mắc bệnh CRD cần xử lý:

  • Kiểm tra, loại bỏ các yếu tố gây stress cho gà (chất độn chuồng bẩn, nguồn nước, thức ăn không đảm bảo).
  • Hạ sốt, long đờm cho gà với các thuốc có thành phần: Vitamin C, Bromhexin,… Cho gà uống nước tự do, giảm mật độ nuôi.
  • Sử dụng kháng sinh Doxycylin, Tylosin để điều trị bệnh nhưng không dùng cho gà đẻ vì có thể giảm sản lượng trứng. Hoặc sử dụng thuốc trị bệnh CRD ở gà có thành phần Tilmicosin phosphate điều trị chữa hen cho gà.

Cách phòng tránh và trị bệnh CRD cho gà cũng không qua khó, nhưng yêu cầu bà con phải lưu ý những biểu hiện lạ của gà sớm nhất. Khi thấy tình trạng gà bị khò khè, không nên chủ quan tránh tình trạng xảy ra dịch trong dịch hay để gà bị CRD ghép E coli. Chúng tôi luôn mong muốn lắng nghe ý kiến của bà con; hãy để lại bình luận bên dưới cho chúng tôi.

: Những điều bạn cần biết về bệnh thương hàn ở gà để điều trị triệt để Update 04/2024

Rate this post