Cảnh giác chó Poodle ăn phải xương – nguy hiểm khôn lường Update 10/2024

Cảnh giác chó Poodle ăn phải xương - nguy hiểm khôn lường
Cảnh giác chó Poodle ăn phải xương – nguy hiểm khôn lường

Chó ăn xương liệu có phải là quy luật tự nhiên và chúng thích điều này? Vấn đề đó cần đánh giá lại nhưng đối với việc chó Poodle ăn phải xương thì thực sự cần cảnh giác bởi những nguy hiểm khôn lường của nó.

Xem thêm các bài viết liên quan khác:

: Cảnh giác chó Poodle ăn phải xương – nguy hiểm khôn lường Update 10/2024

+ Chó poodle trắng ăn gì để duy trì được vẻ đẹp của bộ lông?

+ Chó Poodle ăn cá được không – câu trả lời chính xác

Cảnh giác chó Poodle ăn phải xương - nguy hiểm khôn lường
Cảnh giác chó Poodle ăn phải xương – nguy hiểm khôn lường

1. Chó Poodle có thích ăn xương không?

Chúng ta gần như mặc định một suy nghĩ rằng các loài chó luôn thích ăn xương, bao gồm cả giống chó Poodle. Thậm chí, nhiều người cho rằng chúng cần gặm hoặc ăn xương để đạt được những tác dụng nào đó. Thế nhưng, tác dụng thực tế và chính xác như thế nào thì hoàn toàn chưa được xác thực.

Trong khi đó, vấn đề chó ăn xương bị hóc hoặc gặp phải các vấn đề tổn thương đường tiêu hóa lại khá phổ biến mà đôi khi chủ nuôi không để ý hoặc không biết tới. 

Với những chú chó Poodle thì nguy cơ của việc chó Poodle ăn phải xương lại càng nguy hiểm hơn. 

2. Chó Poodle ăn phải xương nguy hiểm như thế nào?

Việc cho chó Poodle của bạn ăn xương có thể khiến chú thú cưng của mình gặp phải những tổn thương toàn diện. Tổn thương có thể xảy ra ở trong khoang miệng, ở thanh quản, thực quản, dạ dày, ruột non.

2.1 Tổn thương ở miệng:

– Gây sứt răng

– Vết thương ở lợi như làm xước và chảy máu lợi

– Xương mắc ở má trong, trên hàm 

– Chức năng nuốt bị yếu

– Chảy nước dãi nhiều hơn

: 7 Dấu Hiệu Chó Có Bầu Chính Xác Và Cách Chăm Sóc Hiệu Quả Update 10/2024

– Thường xuyên khạc nhổ gây mất vệ sinh

2.2 Tổn thương ở thanh quản:

– Làm xước dây thanh quản, sưng phù thanh quản

– Làm cho các mô bị tăng huyết áp

– Gặp khó khăn với vấn đề hô hấp

– Có thể bị chảy máu vùng họng

– Làm Poodle giảm cảm giác thèm ăn

2.3 Tổn thương trong thực quản:

– Làm tổn thương hoặc tắc nghẽn một phần / toàn phần thực quản

– Gây viêm mô và thậm chí có nguy cơ gây hoại tử

– Có thể làm thủng thực quản

– Làm rối loạn chức năng nuốt của vật nuôi.

2.4 Tổn thương trong dạ dày và ruột non:

– Khiến vật nuôi đau đớn, nôn mửa

– Gây thủng dạ dày và ruột non, ảnh hưởng đến các cơ quan nội tạng khác

– Gây khó khăn cho việc đại tiện của vật nuôi.

: Top 5 thông tin thú vị về giống chó Phú Quốc vện Update 10/2024

Cho nên, việc chó Poodle ăn phải xương là tương đối nguy hiểm, đôi khi là rất nguy hiểm cho sức khỏe của vật nuôi. Đây là vật nuôi có hình thể nhỏ bé nên  việc cho chó Poodle ăn xương phải hết sức cẩn trọng. 

3. Cần làm gì khi chó Poodle ăn phải xương?

Trong trường hợp nếu chú Poodle của bạn chẳng may ăn phải xương thì nên nhanh chóng xác định được tình trạng và mức độ nguy hiểm để cấp cứu kịp thời bằng các biện pháp phù hợp và hiệu quả.

Cần làm gì khi chó Poodle ăn phải xương?
Cần làm gì khi chó Poodle ăn phải xương?

3.1 Xác định triệu chứng:

Nếu nghi ngờ chú Poodle của bạn đã bị mắc xương, bạn hãy quan sát hành vi của vật nuôi với các dấu hiệu sau đây:

– Nếu bị mắc xương ở trong miệng hoặc cổ họng thì vật nuôi thường có biểu hiện rất dễ nhận biết. Lúc này chú Poodle của bạn sẽ khạc nhổ liên tiếp, thường lấy chân cọ vào miệng, má.

– Tính khí vật nuôi trở nên thất thường, dễ nóng nảy, cáu gắt, sửa và cắn vô thức nhưng đôi khi lại trở nên lãnh đạm bất thường

– Trong phân của vật nuôi có lẫn máu hoặc đi ngoài ra máu

– Ăn uống kém, thiếu đi sự linh hoạt thường ngày

3.2 Tiến hành cấp cứu:

– Trường hợp chó Poodle ăn phải xương chỉ mắc ở miệng, răng và lợi thì bạn hoàn toàn có thể sơ cứu ngay tại nhà bằng cách lấy kẹp gắp xương ra. Sau khi đã lấy được xương, cần tưới vào miệng của Poodle dung dịch kali permanganat yếu

  • Thông thường, nếu là mảnh xương nhỏ, vụn thì có thể được loại bỏ bằng thực phẩm như cơm, bánh mì. Các thực phẩm này sẽ bao phủ ruột và giảm nguy cơ tổn thương màng nhầy, giảm các tác động chấn thương của xương 
  • Phương pháp Heimlich: Đây là phương pháp được các chuyên gia thú y đề xuất khi xương bị mắc kẹt trong thực quản. Vật nuôi sẽ đứng trên 4 chân, người thực hiện nắm lấy vật nuôi bằng hai tay ở ngang bụng. Tay phải nắm thành nắm đấm, định vị ngón cái chạm vào xương ức, ấn cơ hoành của vật nuôi nhiều lần và di chuyển từ dưới lên trên. Thao tác này giúp cho xương nhô cao hơn để loại bỏ nó một cách cơ học. Khi tiến hành nên thận trọng và thực hiện đúng kỹ thuật

– Trường hợp chú Poodle của bạn đã bị mắc xương bên trong thì tốt nhất nên đưa thú cưng tới cơ sở y tế có chức năng và chuyên môn về thú ý. Các bác sĩ thú y sẽ tiến hành xử lý bằng biện pháp tốt nhất để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của chú Poodle.

  • Khi cấp cứu, xương sẽ được lấy ra nếu có thể hoặc không vật nuôi sẽ được sử dụng các dung dịch chuyên dụng để làm mềm xương và phân hủy chúng. Nếu vật nuôi bị ớn lạnh do quá trình co cứng thì sẽ được tiêm No-shpa để hỗ trợ giảm co thắt cơ trơn và giúp cho mảnh xương di chuyển dễ dàng trong đường tiêu hóa mà không gây tổn thương nào.
  • Với tình trạng tắc nghẽn đường ruột, tuyệt đối không tự ý cho vật nuôi uống thuốc xổ, thuốc chống nôn hoặc thuốc nhuận tràng.

Trong mọi tình huống chó Poodle ăn phải xương, chúng ta không nên tự ý xử lý xương bị hóc cho vật nuôi. Nếu nhận thấy nghiêm trọng thì tất cả các biện pháp cấp cứu đều cần được thực hiện bởi bác sĩ thú y có kinh nghiệm. 

Xem thêm:

+ Cùng khám phá xem chó poodle thích ăn gì?

+ Chó poodle ăn được những gì và những thông tin hữu ích dành cho bạn

: 5 điểm nổi bật của chó Alaska nâu đỏ mà bạn cần biết Update 10/2024

Rate this post