Chim Cú Gáy – Loài Chim Có 4 Giọng Hót Cực Độc Update 04/2024

Chim cu gáy là một loại chim cảnh được ưa thích trong làng chơi chim. Tuy nhiên không phải người chơi nào cũng hiểu hết về loài chim này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin về cu gáy để nuôi chúng một cách dễ dàng hơn. Vào luôn này!

 Chim cu gáy là gì?

chim cu gáy là gì

Cu gáy là một loài chim thuộc họ bồ câu, loài này rất quen thuộc với nông dân Việt Nam. Khắp các vùng đồng bằng đều có thể dễ dàng bắt gặp chim cu gáy với cái đầu tròn và nhỏ, thân hình trái xoài. Đặc biệt tiếng hót với 4 màu giọng khác nhau nên rất được những nghê nhận nuôi chim yêu thích và lựa chọn.

: Chim Cú Gáy – Loài Chim Có 4 Giọng Hót Cực Độc Update 04/2024

Cu gáy có phần đầu, gáy, bụng màu nâu nhạt hơi hướng sang màu hồng và tím. Phần mắt màu nâu đỏ, mí mắt khá dày giúp chúng chịu được gió khi bay cao. Loài chim này đặc biệt hiền lành, nhút nhát. Bạn nên lưu ý trước khi chọn nuôi.

Tiếng chim cu gáy

Vào từng nơi, từng vùng miền khác nhau, giọng cu gáy cũng theo đó mà thay đổi. Tuy nhiên, có 4 giọng gáy cơ bản ở hầu hết tiếng chim cu gáy như sau:

Giọng thổ

Với nhiều tiếng thổ khác nhau như thổ đồng, thổ đặc, thổ sấm; Đây là loại giọng đa dạng nhất với nhiều màu giọng khác nhau. Tuy nhiên đều có nét chung là tiếng chim gáy sẽ đem lại cho người nghe cảm giác trầm ấm, nhẹ nhàng, êm tai.

Bạn có thể tham khảo tiếng chim cu gáy giọng thổ đặc ở bản Audio dưới:

Giọng đồng

Trong giọng đồng, tiếng hót của loài chim này cũng được chia ra các loại giọng như đồng thổ, đồng kim; Loại giọng này thường bị pha bởi giọng thổ và giọng kim. Khi gáy, tiếng chim nghe rất vang. Ở trong tiếng gáy nghe ra một nguồn sức mạnh bí ẩn, đều và cứng.

 Giọng kim

Có một số cách gọi khác như giọng chuông, giọng tiểu,… Giọng kim bao gồm các loại giọng như kim pha thổ, kim pha đồng,… ; Đây có thể coi như loại giọng gáy nghe cao, gắt và vang nhất. Tiếng gáy ngân, nghe kĩ sẽ cảm thấy như có tiếng re re trong giọng gáy. Cu gáy con giọng kim không pha thì giọng sẽ mảnh hơn, sáng hơn. Một số loại bị pha với giọng đồng hoặc giọng thổ nên tiếng hót sẽ trầm hoặc ngân vang.

Bạn có thể nghe thêm các loại giọng của cu gáy trên các video được phổ biến trên internet để tham khảo; lựa chọn ra tiếng chim cu gáy mình yêu thích. Không nên lựa chọn theo số đông hoặc người ta khuyên. Mỗi người có gu nghe khác nhau, bạn nên tìm hiểu trước rồi hẵng mua, tránh việc mua về không nghe hợp làm phí công, phí của.

Chim cu gáy thích ăn gì nhất?

thức ăn chim cu gáy

: Những lưu ý khi ghép cặp cho chim Bồ câu sinh sản nhanh Update 04/2024

Thức ăn chim cu gáy thường là những loại hạt có nguồn gốc thực vật như lúa, kê, đậu xanh, ngô. Thức ăn của cu gáy rất dễ làm, dễ kiếm. Chúng cũng dễ ăn nên người nuôi sẽ không phải lo lắng việc lúc nuôi chúng bỏ ăn, kén ăn. Tuy nhiên, ở mỗi loại thức ăn khi cho cu gáy ăn, người nuôi cần lưu ý một số điều sau:

  • Lúa: Cần phơi khô, bảo quản kỹ càng, tránh tình trạng để lúa bị ấm, mốc. Đây là loại thức ăn cơ bản dành cho cu gáy, chiếm hơn 80% trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Kê: Loại thức ăn này khi cu gáy ăn vào sẽ sung, tuy nhiên ăn nhiều sẽ khiến chim bị quá nóng. Bạn có thể pha theo chế độ dựa trên tỉ lệ 3 phần lúa; 1 phần kê để giúp chim nhiệt nhưng không gây ảnh hưởng đến chúng.
  • Bắp: Bắp xay ra, không cần quá nhuyễn, chỉ cần xay ở mức tương đối để chim có thể ăn.
  • Đậu xanh: Giúp chim tăng sức đề kháng, đặc biệt vào mùa mưa sẽ giúp chúng chống bệnh cảm cúm.
  • Khoáng: Bổ xung canxi, các dưỡng chất giúp chim khỏe, lông mọc nhanh.
  • Đậu phộng: Đối với những con thời kì bắt đầu mọc hoặc thay lông, bạn có thể cho chúng ăn đậu phộng. Đậu phộng sẽ giúp cu gáy có bộ lông mượt mà, đẹp mắt.
  • Ngoài ra còn một số loại thức ăn khác như ngũ cốc bao gồm hạt bo bo, hạt cải, mè đen,…

Cung cấp thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là rất quan trọng để chim sung, khỏe; hót nhiều hót hay. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý cho chúng tắm nắng hạ thổ hàng ngày, tắm nước hàng tuần để chim nổi và căng lửa một cách tối đa.

Cách nhận biết chim trống, chim mái

Chim trống, chim mái của chim gầm ghì và chim gáy nhìn giống nhau nhưng thật ra bề ngoài chúng có chút ít khác nhau. Chúng bắt đầu trưởng thành và sinh sản vào khoản 5 tháng tuổi. Để xác định trống mái của 2 giống chim này ban dựa vào những cách sau đây:

  1. Tròng đen: Vòng tròn của tròng đen của con trống nhỏ hơn và sáng hơn con mái.
  2. Màu lông: khi ta nhìn thật kỹ sẽ thấy mầu lông của chúng có khác. Lông trên trán của con trống sáng hơn con mái. Riêng chim gầm ghì lông trên trán con trống có màu xám nhạt còn con mái có màu nâu nhạt.
  3. Kích thước, ngoại hình: Chim trống dĩ nhiên to hơn con mái. Hai con xuất hiện, tướng tá của con trống to khỏe hơn của con mái và cái đầu cua con trống to và cục mịch hơn.
  4. Giọng: Con trống gáy to tiếng hơn con mái. Con mái rất im lặng và khi con mái gù sẽ có âm sắt cao hơn con trống.
  5. Gù đấu (gù chào): Khi con bạn tình xuất hiện thì con trống sẽ gù sát đất (gù cái đầu thấp) với con mái nhiều lấn, còn con mái thì hầu như không bao giờ gù, trừ khi trong đàn toàn mái và không có con trống trong khoản thời gian dài.
  6. Chân của chim trống thì to và dài hơn chim mái.
  7. Xương dưới bụng (2 xương ghim) gần phao của chim mái thì rộng hơn chim trống. Điểm này hầu như loài chim đều giống nhau, bởi vì chim mái phải có khoản trống để cho trứng nằm.
  8. Chim trống ngực phải rộng và thường đậu trên những cành chắc chắn, con con mái thì đậu khác hơn (cành nào cũng được).
  9. Cái đầu của chim trống to và rộng hơn, còn chim mái thì đầu nhỏ và tròn hơn.
  10. Chim trống chủ động và hung hăng về phía chim trống khác.

Ngoài ra còn có một số đặc điểm khác để ta có thể nhận biết giới tính của chim như: Khi ghe gù đấu, chim mái ở trong lồng chạy ầm ầm, nhưng đưa chim mồi tới lại không chịu gù. Chim mái khi lên nhánh thế nằm đó, không bao giờ gù, rồi tự nhảy. Khi chim mái cất tiếng gáy thì hầu như chim lồng trộn rồi gáy rất xôn xao. ( điềm này sao giống con người quá… nghe tiếng cô gái nào nói ngoài của sổ thì bằng mọi giá, các chàng chắc chắn hé cửa ra nhìn…

Lồng nuôi chim cu gáy

Lồng đơn

Mỗi lồng đơn chỉ nuôi nuôi chứa cho mỗi con chim cu thôi. Thông thường lồng nuôi có kích thước là 16 – 16,5 inch ( 40,6 – 61,9 cm). Hai kiều lồng mà người Thái Lan thường dùng là lồng có hình dạng giống như cái trống, hay hình ống, còn kiểu khác có hình ovan (hình quả đào).

Nang lồng (song) được làm bằng tre nên có thể chống lại côn trùng và mối mọt. Nang lồng làm bằng song mây thì cứng và bền. Nhiều nang lồng làm bằng dây leo nhưng không nhìn đẹp bằng song mây.

Cầu lồng (dùng để chim đậu) nên chọn kích thước phù hộp cho chân chim đứng bám. Cầu ba cạnh (hình chữ Z) thì rất phù hộp cho loại lồng này, vì nó rât tốt cho chim khi chúng thây đổi vị trí. Một số cầu được làm bằng thủ công, nhám nhưng mịn để cho chim cu bám chắc hơn. Cầu, thông thường được làm bằng gổ hay rễ cây cứng.

Trong lồng đơn, người nuôi chim nên đặt bồn (cóng) chứa thức ăn bao gồm: ngũ cốc, nước, sỏi cát, và khoán chất.

Để giữ cho chim cu yên tĩnh và không chú ý những tiếng động, người nuôi phải làm 2 màng vải. Người nuôi che phủ ( trùm ) một tấm màng làm bằng vải mỏng bên trong, màng vải này có chúc năng ngăn ngừa tiếng động gây sợ hãi cho chim gáy nhưng vẫn thấy đối thủ khi thi đấu nên. Một tấm màng dày phủ bên ngoài dùng để trùm kín lòng, giữ chim yên tỉnh và khỏi bị sợ khi di chuyển.

Chuồng chim

: Kỹ thuật nuôi chim chào mào sinh sản Update 04/2024

Người nuôi nên làm một cái lồng lớn hay là chuồng chim cho chim gáy khi chúng không đi thi đấu. Không được nhốt chim luôn cu trong lồng đơn. Chuồn nuôi rất cần thiết cho chim con, và chim trưởng thành và chim mồi nghĩ ngơi sau khi thi đấu. Chim gáy rất cần một cái chuồng rộng, để chúng cần luyện tập, dùng cơ bắp để bay và giúp chúng có sức khỏe và giọng gáy chúng tốt hơn.

Nếu có điều kiện thì nên làm chuồng rộng, đặt vào trong chuồng vài nhánh cây cho chim đậu, và chuồng phải có đủ không gian cho chim bay, cái này rất lợi cho chim cho đôi cánh chim. Dưới sàn chuồng nên làm bằng gỗ hay bằng cát trần. Cu gầm ghì và chim gáy là những loại chim đi dưới đất, vì thế chúng thường đi hay nằm dưới sàn chuồng. Một cái chuồng tốt được làm bằng 2 lớp dây kẽm để ngăn ngừa và tránh xa những con vật thường tung hoành và sát hại cho chim cu như là chuột, mèo.


Không được nhốt chim cu luôn trong chuồng nuôi hay lồng đơn mà phải nuôi nhốt thay đổi. Người nuôi nên nhốt chúng trong chuồng nuôi thường xuyên hơn lồng đơn. Không được nhốt chim trong lòng đơn lâu.
Có lẽ người Thái Lan nuôi chim gáy so với người Việt Nam mình có khác…

​Lưu ý khi nuôi chim cu gáy

Môi trường sống

Chim cu phải cần được nhận ánh sáng mặt trời vài tiếng mỗi ngày. Treo lồng những nơi khác nhau sẽ làm cho chim cu có khí thế và sung hơn, không được để ánh sáng trực tiếp chiếu hết lồng mà phải có bóng râm để có chổ cho chim cu vào khi cần thiết. Chim cu khi phơi nắng thường nằm xòe cánh và đuôi dưới đấy lồng để tống khứ những côn trùng (ve) ra khỏi lông chúng. Nếu không có ánh sáng mặt trời thí phải mua bóng đèn (spectrum light) để chiếu sáng cho chim cu để thây thế ánh sáng mặt trời. Nếu để lồng những nơi tối trong nhà hay là những nơi lạnh, bạn có thể mắc thêm bóng đèn cho mỗi cái lồng với khoản cách phù hợp.

Sự hoản sợ ban đêm

Trong thiên nhiên khi chổ ngủ bị đe dọa (hoản sợ) chúng sẽ bay lên để thoát khỏi sự đe dọa nguy hiểm của chúng. Thỉnh thoản chim trong nuôi trong lồng cũng bị hoản sợ ban đêm. Sự hoản sợ này có thể lảm gảy lông cánh, rách đầu hay rách mình chảy máu. Sự việc xảy ra khi chim cu ngủ những nơi rất tối hay là những con chim mới đặt trong tình cảnh mới (đổi chổ, chim bổi mới…). Chim cu nhìn đêm tối rât kém nên chúng dễ bị hoản sợ, khi chúng nghe ồn ào và chúng sẽ nhảy ngay và kết quả là bị thương. Dĩ nhiên chim cu càng cố thoát khỏi cái lồng thì những chắn song lòng sẽ làm chim cu bị thương tồi tệ hơn.

Cách giải quyết là mắc bóng điện ngủ sao cho vừa đủ ánh sáng cho chúng thấy chung quanh vào ban đêm. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm chim khó ngủ, nếu vậy thì tốt nhất trùm tấm màng để có bóng tối cho chúng ngủ. Tiếng động, đồ đạc trong nhà có thể làm chim hoản sợ.

Nhiệt độ

Chim gầm ghì và cu cườm chịu nhiệt rất kém. Khi nhiệt độ hạ xuống 10 độ C chim cu sẻ bị cú rũ, nếu nhiệt độ hạ hơn nữa thì chim cu sẻ chết. Người nuôi nên đặt một bóng điện trong lồng. Vì chim cu là loại sống ở khí hậu xích đạo nên chúng có thể sống ở môi trường mà nhiệt độ lên tới 42 độ C.

Chim cu gáy bao nhiêu tiền?

chim cu gáy bao nhiêu tiền

Giá của chim cu thường do chủ đặt ra, không nhất định ở một con số nào. Bạn có thể tham khảo một số mức giá đang phổ biến trên thị trường dưới đây:

  • Chim bổi để thịt có giá khoảng 50K – 200K
  • Chim bổi để đấu có giá khoảng 150K- 500K
  • Chim bổi đã lên lồng có giá khoảng 500K – 1 triệu
  • Chim bổi nổi có giá khoảng 1 triệu – 2 triệu
  • Chim bổi lỡ 1 triệu – 2 triệu rưỡi

Lưu ý các mức giá trên chỉ mang tính tham khảo. Giá tiền sẽ có mức chênh lệch tùy vào độ đẹp xấu, hót hay dở của chim …

Chim cu gáy bay vào nhà là điềm gì?

chim bay vào nhà là điềm gì

Chim thường bay lượn trên bầu trời. Tuy nhiên sẽ có trường hợp chim bay thẳng vào nhà. Từ xa xưa ông cha ta đã có câu “ đất lành, chim đậu”. Do đó, có thể nói những con chim vào nhà hót vang; bay lượn, làm tổ mang lại sự may mắn, bình an cho gia chủ. Những loài chim hiền lành như chim cu gáy, khi bay vào nhà sẽ đem lại phước lành; những điều may mắn. Tuy nhiên, nếu con chim bay vào nhà, đâm vào cánh cửa hoặc bị chết; đây là điềm báo cho sự đau buồn, chết chóc.

Trên đây là những thông tin mà Gà chọi Việt cung cấp đến bạn về chim cu gáy. Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các loài chim cảnh khác tại đây.

: Hướng dẫn nuôi chim Họa mi non khỏe mạnh lớn nhanh Update 04/2024

Rate this post