Ở nước ta, khướu có mặt ở khắp 3 miền. Sau đây chúng ta So sánh Khiếu mun và Khiếu bạc má đểbiết thêm về 2 loài khiếu này nhé.
Tại nước ta, Khướu có mặt khắp cả ba miền Nam Trung Bắc, với số lượng khá nhiều. Nhưng chúng sinh sống theo vùng, chỉ những nơi thích hợp với chúng, chứ không phải cả nước nơi nào cũng có cả.
Chỉ nơi nào có rừng già, rừng thưa, có khi cả rừng chồi mới có Khướu sinh sống, Khướu không sống vùng đồng bằng, nhưng lại có mặt ở vùng núi non, khe suối…
Tuy vậy, dù sinh sống thích hợp ở đâu mà bắt về nuôi bất cứ ở tỉnh thành nào trong nước Khướu cũng đều tỏ ra hợp với phong thổ cả. Như con Khướu Mun ở tận miền Bắc giá lạnh đem vào nuôi ở miền Nam hai mùa mưa nắng, vẫn sống mạnh, hót hay. Ngược lại, con Khướu Bạc Má sinh sống ở Phú Giáo Bình Dương đem lên nuôi ở xứ sương mù Đà Lạt vẫn tỏ ra hợp với khí hậu khác lạ với nơi sinh trưởng của nó. Vì vậy, nhiều người cho Khướu là giống chim rừng dễ nuôi.
>>> Xem thêm: Những loại chim có giọng hót hay nhất
Tại nước ta, Khướu cũng có nhiều loại. Đại để có hai loại chính là Khướu Mun và Khướu Bạc Má. Con Khướu Mun chỉ sinh sống ở miền Bắc và Bắc trung phần.
Ở trong Nam không có Khướu Mun, nhưng ở miền Bắc lại có Khướu Bạc Má.
Nhưng Khướu Bạc Má ở Bắc khác với Bạc Má trong Nam, ở chỗ màu lông hơi xám hơn, đốm lông trắng ở hai má hơi nhỏ hơn, mặc dù hình dáng và giọng hót rất giống nhau.
Khướu Bạc Má trong Nam, tùy theo vùng chúng sinh sống mà màu lông có khác nhau chút đỉnh. Chẳng hạn Khướu vùng Bảo Lộc màu lông hơi xám. Khướu ở Phú Giáo thì hung hung đỏ, Khướu Khe Sanh thì màu xám đen…
Được biết ờ khu rừng nguyên sinh Kẽ Bàng tỉnh Quảng Bình (bên trên động Phong Nha) còn có giống Khướu Đá mình chỉ lo bằng con chim sẻ…
Rừng Việt Nam mình thì bao la, nhiều nơi chưa có bước chân người lui tới, chúng tôi hy vọng rằng còn có nhiều giống chim thú khác mà thế giới chưa được biết đến, trong đó may ra còn có các loài Khướu lạ…
Khướu Mun có vóc dáng thon nhỏ hơn Khướu Bạc Má một chút, nhưng hình dáng thì giống hệt nhau. Thân hình Khướu Mun phủ màu lông xám đen. Chim trống có hai loại: má bóng và má màu mờ mờ. Nhiều người cho rằng chim Khướu Mun mà má bóng là Khướu Mun thiệt, còn loại má mờ mờ là Khướu Mun la
: So sánh Khiếu mun và Khiếu bạc má Update 09/2024
: Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Họa Mi bị yếu lửa Update 09/2024
Riêng chim Khướu Mun mái thì có khoen mắt màu đen, phía đuôi mai có vệt đen dài, mà cuối vệt đen không nhọn mà thẳng góc. Thường thì trên đỉnh đầu, viền trên chóp lông mũi có một túm nhỏ lông trắng.
Khướu Bạc Má có thân hình lớn hơn Khướu Mun một tí. Nhưng sự so sánh này không phải là chính xác tuyệt đối, vì giống Khướu có con to con nhỏ, chứ không có sự lớn đồng đều một cỡ như nhau, mặc dầu hình dáng thì giống nhau như đúc. Bằng chứng như quí vị thấy đó, có nhiều con Khướu Mun còn lớn xác hơn cả Khướu Bạc Má. Cũng có con Khướu Mun còn lớn xác hơn cả Khướu Bạc Má. Cũng có con Khướu Bạc Má Thân mình nhỏ choắt như chim mái Khướu Mun…
Về phía người nuôi thì đa số thích nuôi Khướu lớn con; con nào càng “kệch cỡm” càng được ưa chuộng, họ cho rằng Khướu lớn con có vóc dáng đẹp, lại hy vọng có đủ lực để hót tiếng to hơn
: Kỹ thuật nuôi chim chào mào siêng hót Update 09/2024
Khướu Bạc Má phần nhiều có lồng màu xắm tro ửng vàng nhưng cũng có giống lông màu hung hung đỏ (Khướu vùng Phú Giáo và Lâm Đồng). Thỉnh thoảng ta cùng gặp một số con lông vàng lợt như lông gà mái vàng… Thưììng thì những con lông vàng thì chân cũng vàng trông cũng lạ mắt.
Chân Khướu Mun thường là chân chì, móng đen. Chân Khướu Bạc Má eó màu vàng mốc, móng cũng eó màu như vậy. Thỉnh thoảng chúng tôi cũng gặp nhưng con Khướu có một hay bốn móng trắng (cả hai chân như nhau). Kinh nghiệm cho thấy những con này thường hót hay.
Từ trước đán nay, những chim Khướu nào có màu lông khác lạ, có móng và chân màu khác lạ thường được nhiều người chuộng nuôi, và nhờ đó mà bán được giá cao.
Người ta dám bỏ số tiền lớn ra mua một phần là do… ‘tham thanh chuộng lạ”, để hãnh diện với hạn bè thân quen là mình có con chim lạ, chứ chưa chắc con chim đỏ đã có tài cán gì xuất sắc hơn những con đồng loại…
: Cách thuần chim Họa Mi của chuyên gia Update 09/2024
Sở dĩ có tên là Khướu Bạc Má là vì hai bên má của Khướu có vệt lông trắng lốp che phủ ngoài tai, lớn bằng móng ngón tay cái người lớn.