Bí Quyết Chọn Gà Chọi Chiến Kế Đá Đòn Độc Cực Chuẩn Update 04/2024

Cách chọn gà chọi chiến hay đầu tiên chính là tông dòng, thành tích của các chiến kê bố mẹ và anh em trong cùng một thế hệ. Tiếp theo đó là từng bộ phận trên cơ thể của gà chọi như mắt, vảy, đuôi, má gà hay đến từ kết cấu của hình dáng. Từ đó mới có thể đưa ra một kết quả cuối cùng xem liệu chiến kê đó có điều kiện để tham gia các giải đấu lớn hay không.

Chọn gà chọi chiến bằng cách xem tướng

Tương lai trở thành một chiến kê thực sự xuất sắc thường cao lớn, có mặt mũi tinh nhanh, dáng đi mạnh dạn và chững chạc mang tới khả năng chiến đấu tốt, dũng mãnh hơn rất nhiều.

Một chú gà có dạng đứng theo kiểu xuôi giọt nước mới là chú gà chuẩn đòn, chất lượng. Cùng với một thân hình chắc nịch, có lườn sâu theo dạng lườn tàu thắng thì đó là chú gà lý tưởng nên tin tưởng để tham gia đá. Cách chọn gà chọi đòn hay cần chú ý tới việc xem tướng để có thể đưa ra cho mình quyết định chuẩn xác nhất.

cach chon ga choi-chien

Chọn gà chọi chiến trên đặc điểm mỏ

Mỏ gà được coi là một trong những vũ khí chiến đấu chính của chú gà. Bởi thế, cách chọn gà chọi đòn hay không thể bỏ qua đặc điểm của bộ phận này.

Khi chọn gà chọi chiến hay thì mỏ có 3 loại tốt, được đánh giá cao mà mỗi người có thể tham khảo. Cụ thể là:

  • Gà sở hữu mỏ ba lá – mỏ hình tam giác: Đây là loại mỏ gà tốt, được đánh giá cao bởi sự mạnh mẽ và độ cứng lý tưởng.
  • Gà sở hữu mỏ sẻ: Đặc trưng là khá ngăn nhưng khi chiến đấu sẽ tạo nên những vết mổ cực mạnh.
  • Gà sở hữu mỏ vẹo: Đối với gà chọi có mỏ vẹo mang biệt tài chính là khả năng cắn mổ nhanh như cắt, vì thế có thể tấn công và hạ gục được đối thủ nhanh chóng khi tham gia trận đấu.

Cách chọn gà chọi chiến hay dựa trên đặc điểm của mỏ ngoài những loại bỏ tốt cần tránh một số loại mỏ xấu. Có thể tránh được những chú gà chọi sở hữu phần mỏ xấu sẽ đảm bảo cho chất lượng của gà chọi tốt hơn.

  • Gà sở hữu mỏ quắm: Đặc điểm là đầu mỏ khá nhỏ, hơi quắp trông khá dữ nhưng lại không có khả năng chiến đấu, ưa gảy nhiều hơn.
  • Gà sở hữu mỏ cụt: Nhìn diện mạo khá to khỏe nhưng thực tế những chú gà này khá chậm chạp, lực mổ yếu.

Chọn gà chọi chiến theo bó đuôi

Đuôi là một bộ phận làm đẹp cho chiến kê và cũng là một bộ phận quan trọng giữ vai trò thăng bằng. Nhìn vào dáng đuôi các sư kê có thể đoán được lối đá hay hoặc dở. Chú gà chiến này sử dụng nhiều lối hay đơn lối. Chọn gà chọi chiến trong cách chọn thông qua đuôi thường được kết hợp với các chọn về dáng đứng, mỏ, mức độ máu chiến…Do vậy mà các sư kê không nên nóng vội trong quá trình quan trọng này.

Các sư kê khi cần chọn gà chọi chiến hay có thể tham khảo một số dáng đuôi chất lượng như:

  • Đuôi hình nguyệt cung: Phần lông đuôi có nhiều khúc trắng giống dạng lưỡi liềm thường sẽ là những chiến kê có khả năng đá hay, ra những cú đá hiểm hóc.
  • Đuôi dạng bạch linh: Phần đuôi có một hoặc nhiều sợi lông màu trắng muốt, không có màu khác điểm vào.
  • Phần lông đuôi dài: Những chiến kê có lông đuôi dài thường được đánh giá có khả năng đá bồi ấn tượng.
  • Lông đuôi dạng bắp chuối: Nó mang hình dáng giống với tàu dừa với khả năng đá bền bỉ, khả năng ra những đòn hiểm khó chống đỡ.

chọn gà chọi chiến

Gà có tông dòng hay

Chọn gà chọi chiến thông qua tông, dòng tộc là việc làm khá chuẩn, vì ” con nhà tông không giống lông thì cũng giống cánh”. Tông dòng quyết định độ chuẩn lên đến 80%, các đặc điểm của gà bố mẹ sẽ được truyền lại cho các con từ hình dáng bên ngoài như màu lông, mắt, mỏ, lỗ tai hay là cả mức độ gan lỳ.

Lưu ý: các chú gà chiến phải chọn gà có lỗ tai nhỏ thì mới tinh ranh, nhanh nhẹn. Còn cái chú gà có lỗ tai lớn thường khá là chậm chạp.

Mắt gà chọi

Chọn gà chọi theo mắt dựa vào màu mắt, viền mắt bên ngoài. Viền mắt hình chữ nhật, mí mắt mỏng thì những chú gà chiến này cực kỳ nhanh nhẹn và mau đòn. Màu mắt dành cho gà chiến chất lượng nhất là mắt trắng dã, màu bạc, màu lửa… Tuy nhiên các loại màu mắt này thường khó tìm kiếm. Nếu vô tình thấy được thì không nên bỏ qua cơ hội đó.

Chọn gà chọi chiến theo má

Đặc điểm của má gà trong cách chọn gà chiến là những chú gà có mà cao nổi to thì mới thực thụ là một chiến binh bản lĩnh, lỳ lợm. Đặc biệt khi quan sát kỹ thì sẽ thấy được bộ mặt đó rất giống sát thủ khiến đối thủ chỉ cần nhìn cũng phải khiếp sợ.

Dáng đi đứng của gà

Gà chọi chiến hay, độ tốt phải có một dáng đi oai phong, bệ vệ. Ngược lại, gà mà có dáng đi ủ rũ dè dặt thì khó mà vượt qua được quá trình luyện tập khắc nghiệt, chứ chưa nói tới ra sàn đâu.

chon ga choi chien hay

Xem vảy và chân gà chọi

Chân của một chú gà chọi hay đòi hỏi độ cứng cáp, khỏe mạnh, không dị tật. Gà chọi đá hay thì đôi chân, móng vuốt sắc nhọn là tiêu chí được các sư kê đặt lên hàng đầu.

Muốn xem gà chọi hay thông qua chân, có thể xem hình dáng của vảy gà, chân khô không có búng thịt thì ra đòn mới đau. Có khoảng hơn 40 loại vảy gà tốt cho mọi người tha hồ lựa chọn.

Nếu chân gà giương cao, chân túm lại, gần tới đất mới xòe ra là loại chân gà chọi hay, gà quý. Ngoài ra, có thể kiểm tra độ khỏe của chân bằng cách cho gà rơi tự do và quan sát.

Chọn gà chọi chiến qua tiếng gáy

Chọn gà phải có tiếng gáy trong và vang xa. Nếu gà có tiếng gáy âm thanh lạ có 7, 8 tiếng và giật 5 tiếng ở phía sau được gọi là thần kê. Còn khi gà gáy mà trong miệng hơi sáng thì được gọi là linh kê. Ngoài ra, gà chọi gáy 5 tiếng mà các tiếng kéo dài cũng thuộc loại gà có tài. Còn gà gáy 4 tiếng là gà bình thường. Tuyệt đối không chọn gà chọi gáy 3 tiếng bởi đây là loại gà kém cỏi, chịu đòn yếu.

Xem dáng ngủ

Quan niệm tướng gà tốt thì dáng ngủ cũng tốt. Tuy nhiên, một số giống gà quý như gà linh kê tử mị lại hoàn toàn khác. Có hai dáng ngủ đáng phải lưu ý: ở trên cao ngủ gục đầu xuống. Và ngủ dưới đất mà cổ ngoặt sang một bên, hai cánh sã ra trông như gà đã chết. Hay gà ngủ đứng 1 chân thuộc vào loại gà cò. Chính vì dáng ngủ xấu là một trong những lý do khiến gà tử mị đá rất hay thường bị bỏ qua.

Xem cánh gà

Cánh gà phải khỏe và có độ sải tốt để giữ thăng bẳng ở các thế đá cao giúp tấn công các bộ phận phía trên như mắt, mặt, đầu gà đối phương. Bạn có thể kiểm tra bằng cách tung gà lên cao để kiểm tra tần suất đập cánh và thời gian tiếp đất. Thông thường số lượng lông cứng ở cánh khoảng 19 lông trở nên là đạt.

Các thế đá của gà chọi hay mà các sư kê cần biết

Để chọn được một chú gà chọi hay bạn cần biết quan sát các thế đá của gà, dựa vào thế đá của gà bạn có thể xác định được chú gà chọi nào hay có thể đá độc và là để từ đó có thể dự đoán được chiến thắng sẽ thuộc về chú gà nào. Ngoại ra dựa vào thế đá gà chọi hay bạn cũng sẽ biết cách lựa chọn các chiến kế cho đấu trường gà của mình. Sau đây là một vài ví dụ về các thế đá của gà chọi được các sư kê đánh giá cao nhất, mời các bạn cùng tham khảo.

Các thế đá gà chọi hay của gà dọc mé

Thế đá này của gà là đối diện hoặc có vị trí ngang đầu với đối thủ, điểm đá của chân đòn của gà  bao gồm chạc ba ( điểm tiếp giáp giữa gốc cổ và thân mình), cần cổ, đầu mặt, đỉnh tảng, sau gáy. Gà đá dọc biết đá buông tát  sẽ hay hơn.

: Bí Quyết Chọn Gà Chọi Chiến Kế Đá Đòn Độc Cực Chuẩn Update 04/2024

Riêng  đối với kiểu đá này thì gà có chiến thuật đá chân mạnh và đối thủ khi dính đòn này có nguy cơ gục ngã rất cao.

Các thế đá hay của gà hầu

Thế đá gà chọi hay của gà hầu là một kiểu thế đứng của gà như kiểu đá dọc, nhưng điểm đến duy nhất của chân là hầu đối thủ, loại này thường làm đối phương ê hàm dưới không mổ được hoặc khó thở.

Ôm đấm: Gà áp sát như ôm lấy đối phương, bấu cánh, vai và ra đòn, điểm đến của chân đòn là kiềng vai, 2 quả táo, loại này thường gây cho đối phương đau xương ê ẩm, có thể chạy không báo lúc nào không biết.

Gà thông vỉa:

: Giải mã 15 màu lông gà chọi đá hay phổ biến nhất hiện nay Update 04/2024

+ Gà rúc xuống cánh đối phương, vỉa lên bấu nách và ra chân đá vào hốc nách, đùi non gọi là vỉa tối, triệt hạ bộ bay của đối phương hoặc có thể làm thọt đùi đối phương.

+ Gà vỉa lên, mổ gáy đối phương  ra chân, điểm đến chân đòn là gáy hoặc mu lưng, hốc nách gọi là vỉa sáng, dính đòn mu lưng đối phương xuống sức nhanh do ngộp thở và hạn chế khả năng bay của đối phương do đòn vỉa thường bẻ căng cơ cánh.

Các thế đá hay của gà cưa đè

Gà cưa đè rút gáy đá vai lưng hoặc giật cương gáy.  Cưa đè có 2 loại, loại gác cần cần đối phương và đè, không không cho đối phương mổ mình và p hải xà neo, hoặc loại gác cả bầu diều lên đối phương mà đè và đẩy đối phương, loại này về hồ sâu khiến đối phương rất mỏi cần cổ.

Kết hợp giữa 2 và 3 ta có gà cưa đè thông vỉa 2 mang hoặc gà một bên lên đè, một bên xuống vỉa hay gọi là mang lên, mang xuống.

Gà quần: Gà này có thế chạy xoay vòng đối phương, chợp mé hoặc chợp dọc, hầu. Đối với loại này phải nuôi có thể lực tốt nếu không gà sẽ chạy vòng quanh và kê vòng quanh cho đối thủ đá mé luôn. Điểm đặc biệt hay của loại này là khi đúc mai sẽ ra con cưa đè 2 mang.

Chế độ ăn của gà chọi

Tuyệt đối không cho gà chọi ăn uống linh tinh. Thức ăn chủ yếu là ngũ cốc (thóc, ngô), cho ăn thóc tẻ sẽ tốt hơn vì ngô có thành phần chất béo cao hơn thóc sẽ làm cho gà tích mỡ.

Mỗi lần cho ăn chừng 3/4 diều, cách 2 ngày ta bổ sung thêm mồi hoặc rau quả vào buổi trưa.

: Top gà chọi hay nhất – Đặc điểm, thế mạnh của từng dòng Update 04/2024

Tùy vào thể trạng con gà, cho ăn làm sao tới bữa kế tiếp sờ tay vào bầu diều ta thấy gà đã tiêu hóa hết.

Nhờ chế độ cho ăn hợp lý, gà phát triển bình thường, không gầy, không béo tích mỡ để có thể lực tốt nhất. Muốn có một chú gà chọi hay đòi hỏi người nuôi phải đầu tư thời gian, bởi việc cho gà ăn đúng chế độ tưởng chừng đơn giản nhưng không dễ chút nào.

Đối với gà vào chế độ chiến, ngoài việc cho ăn đúng kỹ thuật còn phải tiến hành vần vỗ, om bóp thường xuyên giúp gà đạt thể lực và sức chịu đòn tốt nhất.

Cách tỉa lông gà chọi

Đối với những loại gà có nhiều lông và cần tỉa thì các bạn có thể tỉa như sau:

Lông đầu thường được tỉa và hớt sát để các sư kê dễ bề mổ xẻ hút máu bầm và khâu vá. Ngoài ra, sự tỉa hớt cũng giúp cho gà không bị gà đối phương núm lông để đá.

Lông ở cổ và đùi gà nòi thường được hớt để vô nghệ và thuốc cho da gà dày dạn chịu được những cú đá hay cào (bằng móng) của gà đối phương vào những phần dễ bị trúng đòn như cổ, đầu, đùi và ngực. Gà còn được tắm nghệ để teo mỡ.

Lông tơ mọc dưới cánh bên trong nách gà và hai phía bên hông cũng như dưới bụng gà cũng cần tỉa hớt. Khi ra trận gà được hớt lông tơ mềm để sư kê dễ dàng trong lúc lau rửa làm gà mát gà, hơn nữa sẽ không làm gà thấm nước vào lông khó bay nhảy trong lúc thi đấu.

Lông ngực thường được giữ nguyên không cắt tỉa.

: 5 Bí Kíp Mua Gà Chọi Giống Cực Chuẩn Mà Các Sư Kê Áp Dụng Update 04/2024

Trên đây là 10 đặc điểm trong cách gà chọn chiến là những kinh nghiệm được truyền lại bởi những sư kê nổi tiếng. Hãy tuân thủ các quy tắc để có được một chiến binh càn quét mọi đối thủ ở mọi đấu trường.

Rate this post