Chăm sóc Poodle khi mang thai đã khó, chăm sóc chó Poodle nhà đẻ như thế nào càng khó hơn. Việc này đòi hỏi chủ nhân cần phải tìm hiểu trước và học hỏi thêm các kinh nghiệm để giúp cho Poodle “vượt cạn” thành công.
Đọc thêm:
: Học cách chăm sóc chó Poodle nhà đẻ chuẩn nhất Update 12/2024
+ Chó poodle 1 năm đẻ mấy lứa
+ Chó poodle bị ve rận
1. Trước khi chó Poodle nhà đẻ
Để chú Poodle của bạn “lâm bồn” thành công và an toàn, việc nhận biết sớm các dấu hiệu trước khi chó Poodle nhà đẻ có ý nghĩa rất lớn. Đó chính là giai đoạn dạo ổ chuẩn bị sinh của Poodle.
Giai đoạn dạo ổ là giai đoạn được tính từ 24h đến 1 – 2h trước khi chó mẹ sinh nở chính thức ra Poodle con. Lúc này, Poodle mẹ thường có những dấu hiệu sau đây:
* Khoảng 24-12h trước khi sinh
– Bầu vú căng phồng, núm vú sưng to và có dấu hiệu tiết sữa. Hiện tượng tiết sữa là bình thường và xuất hiện trước sinh bao nhiêu tiếng phụ thuộc vào cơ địa của từng chú Poodle. Có thể trước 7 – 9h, đôi khi muộn hơn nhưng thường không muộn hơn vài giờ trước khi sinh.
– Sức ăn giảm hoặc bỏ ăn
– Đi vệ sinh mất kiểm soát nhiều lần
– Dễ bị nôn mửa sau khi ăn no do dạ dày bị chèn ép
: Chó Alaska – Chú cún khổng lồ với trái tim bé bỏng Update 12/2024
– Hiện tượng sụt chùng xuống do cơ bụng giãn mềm.
* Khoảng 12-2h trước khi sinh
– Bộ phận sinh dục của Poodle mẹ sẽ nở to do các cơ tử cung đang chuẩn bị cho việc co bóp để đẩy chó con ra ngoài.
– Thân nhiệt của chó giảm nhẹ khoảng vài độ
– Chú Poodle có thể có những hành vi bất thường như đi lại quẩn quanh, đứng ngồi không yên. Thỉnh thoảng chúng có phản xạ cào bới như tìm ổ đẻ, hoặc chui rúc vào nơi yên tĩnh, xó tối để trốn,…
Nếu nhận thấy chú Poodle nhà nuôi đang mang thai và có những dấu hiệu trên đây thì khả năng có thể đã đến lúc chó Poodle sắp đẻ.
2. Khi chó Poodle nhà đẻ biểu hiện như thế nào
Ngay trước khi sinh ra những chú Poodle con, Poodle mẹ sẽ trải qua giai đoạn đau đẻ ngắn. Lúc này chúng sẽ phải chịu những cơn đau co thắt tử cung rất lớn giống như những đợt sóng gợn trên bụng. Khi đó, chúng sẽ thường có những biểu hiện sau đây:
– Chó Poodle mẹ bị đau và rên rỉ liên tục, nếu đo nhịp tim sẽ thấy nhanh hơn, Poodle thở dốc
– Poodle bị cuống quýt và thường cố quay ra phía sau để liếm bộ phận sinh dục
– Poodle mẹ có biểu hiện rặn cong lưng nhiều cơn cùng với các cơn đau.
Khi nhận thấy các dấu hiệu này thì cũng có nghĩa thời điểm Poodle sinh nở đã cận kề rất gần, thậm chí có thể chỉ tính bằng phút.
: Chế độ dinh dưỡng dành cho chó poodle màu nâu Update 12/2024
Do đó, bạn cần chuẩn bị cho Poodle ở trong ổ riêng của nó tách biệt với bên ngoài để chúng yên tĩnh sinh nở nếu tự sinh tại nhà. Hãy cố gắng đừng làm phiền đến Poodle mẹ lúc này, nhưng cũng nên bí mật theo dõi chúng từ xa để khi có dấu hiệu khó sinh có thể kịp thời giúp chúng.
Thông thường, đa phần giống chó đều có thể tự sinh thuận theo tự nhiên một cách không mấy khó khăn. Chúng sẽ biết cách rặn theo cơn đau để chó con có thể chui ra ngoài. Sau đó, chúng cũng có thể tự xé bọc màng ối và liếm hết nước ối trên cơ thể của các chú cún con. Thậm chí, chúng còn biết các ôm các chú cún con vào để giữ ấm cho con. Đó được xem là bản năng mà không cần có sự hỗ trợ nào từ chủ nuôi.
Tuy nhiên, đối với những giống chó có tầm vóc nhỏ với khung xương chậu nhỏ như Poodle thì chúng ta nên chú ý đặc biệt vì quá trình sinh nở sẽ khó khăn hơn. Hãy theo dõi quá trình “vượt cạn” của Poodle để phát hiện kịp thời tình trạng sinh khó nếu có để có biện pháp hỗ trợ chúng.
Trong trường hợp này, tốt nhất bạn nên nhờ đến sự hỗ trợ của bác sĩ thú y để Poodle sinh nở an toàn và dễ dàng hơn. Nếu bạn chưa có kinh nghiệm hoặc chỉ có vốn kiến thức hạn hẹp thì tuyệt đối không nên tự ý trợ sinh cho Poodle bởi có thể sẽ khiến cho tình trạng trở nên phức tạp hơn.
Vậy đâu là những dấu hiệu cho thấy Poodle cần trợ sinh? Bạn có thể quan sát các tình huống sau đây:
– Poodle mẹ rặn được ½ bọc ối thì không tiếp tục rặn nữa: Chúng ta có thể nhẹ nhàng kéo bọc ối ra theo hướng từ trên xuống dưới và từ trước ra sau thật nhanh và xé ngay bọc ối vệ sinh miệng cho chó con cho đến khi chúng kêu thành tiếng
– Poodle mẹ không xé bọc ối cho con sau 2 – 4 phút: Hãy giúp xé bọc ối cho chó con và vệ sinh miệng, hô hấp cho đến khi chó con kêu thành tiếng
– Poodle con không thở hoặc không kêu sau khi bọc ối được xé: Hãy bế Poodle con trên tay, hướng đầu quay xuống dưới đung đưa nhẹ nhàng và dùng ống hút dịch trong mũi Poodle con, dùng tay ấn nhẹ thành ngực cho đến khi chó kêu thành tiếng.
3. Sau khi chó Poodle nhà đẻ
Ngay sau khi Poodle mẹ sinh nở cả mẹ và con Poodle đều cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức. Bạn đừng lo cho những chú Poodle con, chúng sẽ tự tìm đến vú mẹ để được ăn no và Poodle mẹ cũng biết cách làm điều này như một bản năng tự nhiên.
Sữa mẹ là tốt nhất cho những chú Poodle để có đủ sức đề kháng và chống lại một số bệnh tật phổ biến. Đối với Poodle mẹ, bạn hãy chú ý đến chế độ dinh dưỡng, thức ăn nên đủ chất, cắt nhỏ và mềm, tuyệt đối không được lẫn xương và đừng quên cho chúng uống thêm nước. Nếu phải trợ sinh bằng phương pháp mổ thì cách chăm sóc chó sau khi đẻ mổ tốt nhất là để chúng nghỉ ngơi thật nhiều ở nơi yên tĩnh. Đây chính là cách chăm sóc tốt nhất cho chó Poodle nhà đẻ.
: Điểm danh những giống chó nghiệp vụ dễ nuôi và huấn luyện nhất tại… Update 12/2024