Thông tin từ A-Z về bệnh giun móc ở chó & cách chữa hiệu quả Update 04/2024

Chẩn đoán và điều trị bệnh giun móc ở chó
Chẩn đoán và điều trị bệnh giun móc ở chó

Bệnh giun móc ở chó được đánh giá là một trong những bệnh nguy hiểm và rất dễ gặp. Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng, phát triển và đến sức khỏe của loài vật nuôi này.

Xem thêm:

: Thông tin từ A-Z về bệnh giun móc ở chó & cách chữa hiệu quả Update 04/2024

>>> Hướng dẫn cách trị ve chó Poodle chính xác và hiệu quả

>>> Cách phân biệt bọ chét & ve rận ở chó chính xác nhất

Bệnh giun móc ở chó là bệnh gì?
Bệnh giun móc ở chó là bệnh gì?

1. Bệnh giun móc ở chó là bệnh gì?

Bệnh giun móc ở chó là bệnh gây ra do giun móc sống ký sinh trong ruột của loài vật nuôi này.

Giun móc sống ký sinh ở chó hiện có 3 loài với tên khoa học là: Ancylostoma canium, Ancylostoma braziliense và Uncinaria stenocephala. Các loài này còn có thể sống ký sinh ở mèo, khỉ, hổ và cả ở người. 

Ấu trùng của giun móc rất giống với trứng giun nên rất khó phân biệt và bị nhầm lẫn. Khi trưởng thành, giun móc ở chó có kích thước khoảng 5 – 19cm, đầu hơi phình to, tròn, có 3 răng cong khỏe để bám móc vào thành ruột non. Vậy triệu chứng bệnh giun móc ở chó là  như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu:

2. Triệu chứng bệnh giun móc ở chó

Thông thường, khi mắc bệnh sẽ có các triệu chứng bệnh giun móc ở chó sau đây:

2.1 Ở chó con:

Nếu là giai đoạn cấp tính, bệnh sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng dữ dội, da nhăn nhúm, gầy còm do mất nước. Chó con sức đề kháng yếu có thể bị chết do vỡ hồng cầu, mất máu, thiếu oxy.

2.2 Ở chó trưởng thành:

Khi chó trưởng thành mắc bệnh thường đã ở giai đoạn mạn tính kéo dài. Với tình trạng này, chó vẫn có thể ăn uống đều nhưng chậm lớn, gầy yếu, lông xơ xác. Khi kiểm tra sẽ thấy niêm mạc miệng và lưỡi cũng như lợi bị trắng bệch, bị tiêu chảy, lẫn máu trong phân,…

Nếu quan sát sẽ thấy chó thường xuyên gãi do ngứa ngáy khó chịu giống như có ve rận. Trong trường hợp chó nuôi theo đàn, trại thì thường thấy có chết rải rác.

3. Bệnh giun móc ở chó lây nhiễm như thế nào?

: Chó bị rụng lông quanh miệng do bệnh mò bao lông gây ra và cách điều trị Update 04/2024

Bệnh giun móc ở chó thường lây qua các đường sau:

– Đường miệng: Do nuốt phải hoặc ngửi phải phân chó có ấu trùng giun móc

– Đường da, kẽ móng, gan bàn chân: Do tiếp xúc với môi trường có ấu trùng giun móc

– Qua nhau thai: Do cơ thể mẹ có nhiễm ấu trùng giun móc khi đang mang thai

– Qua sữa mẹ: Khi trẻ bú sữa mẹ bị nhiễm ấu trùng giun móc.

Môi trường ô nhiễm có ấu trùng giun móc trong đất cát, không khí, đồ vật cũng là yếu tố tạo điều kiện để ấu trùng giun móc lây nhiễm.

Khi bị ấu trùng giun móc xâm nhập qua da thường sẽ tạo nên các vết sẩn đỏ, mọng nước, gây ngứa và phát triển thành đường ngoằn ngoèo, gồ cao. Chúng sẽ phát triển và di chuyển vào ruột, thậm chí vào phổi, bám ở đây và dùng vòi để hút máu ký sinh và hủy hoại ký chủ. Lâu dài, chúng sẽ sinh sôi với tốc độ 20.000 trứng giun / ngày.

4. Chẩn đoán và điều trị bệnh giun móc ở chó

Chẩn đoán và điều trị bệnh giun móc ở chó
Chẩn đoán và điều trị bệnh giun móc ở chó

4.1 Chẩn đoán bệnh giun móc ở chó

Để chẩn đoán được bệnh giun móc ở chó cần tiến hành xét nghiệm mẫu phân, chỉ cần soi qua kính hiển vi sẽ dễ dàng tìm thấy giun móc. Việc xác định và chẩn đoán này có thể nói là tương đối dễ dàng, không tốn thời gian, công sức và tiền bạc.

4.2 Cách điều trị bệnh giun móc ở chó:

Xu hướng chung khi phát hiện chó bị bệnh giun móc đó là tự dùng thuốc uống. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể khả dĩ với trường hợp hợp giun móc trưởng thành. Nếu giun móc trong giai đoạn trứng và ấu trùng thì dùng thuốc không thể trị hết được. Vì thế, khi điều trị cho chó bị bệnh giun móc, nên tiến hành điều trị tổng hợp bằng các hình thức sau đây:

– Dùng các loại thuốc trị giun đường uống hoặc tiêm như: Dogminth, Champion Worm Protector from Agrilabs, RFD Liquid Wormer, Nemix hoặc dùng Mebendazol liều cao nghiền nhỏ trộn với thức ăn để cho vật nuôi dùng.

: Chó Bắc Hà: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 04/2024

– Truyền bù dịch, 

– Trị viêm ruột

– Cầm máu hoặc truyền máu khi vật nuôi bị thiếu máu trầm trọng.

Trong trường hợp vật nuôi bị mắc bệnh nghiêm trọng với các triệu chứng có nguy cơ cao mà bạn không tự xử lý được thì tốt nhất nên nhờ tới các bác sĩ thú ý có kinh nghiệm.

5. Cách phòng ngừa bệnh giun móc ở chó

Bệnh giun móc ở chó hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tránh các yếu tố gây lây nhiễm bệnh và tránh các yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh sau đây:

– Tẩy giun định kỳ cho vật nuôi, cho vật nuôi dùng các loại thuốc tẩy giun đặc trị đối với giun móc

– Tiến hành vệ sinh môi trường xung quanh nơi sinh sống của vật nuôi

– Quản lý chặt chẽ việc xử lý phân thải của vật nuôi, đặc biệt là vật nuôi đang nhiễm bệnh.

– Vệ sinh sạch sẽ cho vật nuôi định kỳ

– Tránh cho vật nuôi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, có nhiều nguy cơ lẫn ấu trùng giun móc.

Trong tất cả mọi tình huống thực hiện để phòng ngừa bệnh giun móc ở chó đều phải nhất quán quan điểm làm sao để không ảnh hưởng đến con người bởi vì cách điều trị giun móc chó ở người sẽ phức tạp hơn với các triệu chứng có thể gây nguy hiểm không nhỏ cho sức khỏe con người.

: Top 3 giống chó cảnh dễ nuôi nhất ở Việt Nam Update 04/2024

Rate this post