Bệnh Dại ở chó: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị Update 04/2024

Trong thời tiết nắng nóng, không chỉ con người cảm thấy mệt mỏi và khó chịu mà ngay thú cưng của chúng ta cũng như thế. Đây là điều kiện để một loại virus phát triển cực kì mạnh và cực kì nguy hiểm không chỉ với thú cưng, đặc biệt là chó, mà còn với cả con người, đó là bệnh Dại ở chó.

Hãy cùng PETACY tìm hiểu thêm về căn bệnh nguy hiểm ở chó này trong bài viết bên dưới nhé!

: Bệnh Dại ở chó: Triệu chứng, nguyên nhân và cách chữa trị Update 04/2024

Bệnh Dại là gì?

Dại (Rabies) là một căn bệnh nguy hiểm do một loại virus thuộc chi Lyssavirut họ Rhabdoviridae được phát hiện ở các châu lục lớn như Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và một số vùng Trung Đông.

Chúng ảnh hưởng rất lớn lên hệ thần kinh của TẤT CẢ các loài động vật có vú đặc biệt là chó, mèo và cả con người. Tuy nhiên, theo thống kê thì tỉ lệ mèo mắc dại cũng như các loại động vật khác (không bao gồm con người) chỉ có 3%, còn lại là chó chiếm tỉ lệ mắc tới 97%. Vì vậy những tín đồ yêu chó cần cực kì cẩn thận với căn bệnh này

Biểu hiện của bệnh Dại

Chó khi mắc bệnh dại sẽ có biểu hiện chung về sự thay đổi trong hành vi hàng ngày. Dưới đây là một số triệu chứng của bệnh Dại ở chó:

– Cắn cả khi không bị trêu chọc, dễ bị kích động, đớp không khí

– Chán ăn, ăn những thứ khác thường

– Chạy lung tung, thường trốn vào góc, bụi cây

– Sủa khàn, tru như sói, gầm gừ

– Chảy dãi, sùi bọt mép

– Thay đổi thói quen

Dại ở chó được chia làm 2 chính và 1 thể phụ:

Thể dại cuồng

: Đồ chơi nào thích hợp dành cho những chú cún con năng động? Update 04/2024

Chó thường rất hung dữ, chia làm 3 giai đoạn:

Giai đoạn đầu: Chó có những dấu hiệu thay đổi cảm xúc có thể là quấn chủ hơn hoặc tỏ vẻ buồn, ăn nhiều hơn bình thường, có thể có dấu hiệu sốt. Hầu như các dấu hiệu không quá bất thường và chỉ xảy ra trong vài giờ tới 1-2 ngày.

Giai đoạn phát bệnh: Bắt đầu có dấu hiệu đớp loạn xạ, đớp không khí, cắn lung tung, khó nuốt đồ ăn, tiếng kêu khàn khàn, sủa kéo dài, tru lên như sói. Bị kích thích sẽ trở nên hung dữ cắn mạnh và chạy rông khắp nơi. Đây là lúc virus dại được phát tán mạnh mẽ.

Giai đoạn bại liệt: Chó gầy ít vì không ăn được, nằm bất động một chỗ do kiệt sức, mắt lõm sâu, bại liệt một phần, đi xiên vẹo, táo bón, sùi bọt mép, nằm chờ chết.

Thể bại liệt (Thể câm)

Chó ở thể này bị kích thích ngắn hay không có, bại liệt. Lúc này chó có dấu hiệu buồn rầu ủ rũ liệt một bộ phận hoặc nửa người. Lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Không cắn không sủa nhưng vẫn có thể lây virut qua nước dãi. Bệnh ủ trong 2-7 ngày, biểu hiện càng ngày càng tệ, 2-3 ngày sau chết

Thể ruột

Chó có biểu hiện nôn mửa, đau bụng, viêm dạ dày ruột. Không hung dữ hay bại liệt, 2-3 ngày sau chết.

Những biểu hiện của dại khá giống với bệnh Care (dấu hiệu thần kinh) và một số bệnh khác nên rất khó để nhận ra.

Tìm hiểu thêm về bệnh Care ở chó.

Cách thức lây truyền của bệnh Dại ở chó

 Dại ở chó chủ yếu lây qua các vết thương hở, được chia làm 2 loại :

  • Trực tiếp: Chó cắn trực tiếp truyền virus vào trong cơ thể người cũng như các loài động vật khác.
  •  Gián tiếp: Tiếp xúc với nước bọt của các vật chủ đã mang bệnh, khi đó virus sẽ xâm nhập qua các vết thương hở, cơ giới vào cơ thể, giác mạc, mắt.
Bị chó dại cắn phải làm gì
Bệnh Dại rất dễ lây lan nên cần cách ly chó nhiễm bệnh.

Sau khi xâm nhập thành công chúng sẽ di chuyển về hệ thần kinh trung ương là não và tuỷ sống để gây tê liệt, khi đó cá thể mang bệnh không thể kiểm soát được hành vi mà tiết nước dãi, cắn bậy là cơ sở để virus Dại tiếp tục thực hiện vòng tuần hoàn của mình.

Thời gian ủ bệnh của bệnh Dại rất lâu (50-80 ngày) tuỳ vào vị trí vết thương có gần hệ thần kinh hay không và thời gian di chuyển của virus. Trong thời gian đầu ủ bệnh hầu như không xuất hiện các triệu chứng lâm sàng nên người nuôi gần như không thể xác định chó của mình có bị Dại hay không mà thường xuyên chơi đùa tạo điều kiện cho virus lây qua, con người thường chủ quan nên không đi tiêm phòng.

Khi chó có biểu hiện lâm sàng là khi virus đã gần tới trung ương thần kinh, lúc bây giờ chỉ có thể đi tiêm phòng nhưng tỉ lệ chữa khỏi sẽ giảm nếu triệu chứng tăng nặng.

Bệnh dại đã làm 17.400 ca tử vong trên toàn thế giới vào năm 2015 mà chủ yếu là người Châu Á và Châu Phi. Tính đến năm 2016 chỉ có khoảng 14 người sống sót sau khi vật nuôi nhiễm bệnh xuất hiện triệu chứng. Vì vậy đây không chỉ là căn bệnh nguy hiểm với chó mà còn cực kì nguy hiểm với con người vì hiện tại vẫn chưa tìm được thuốc chữa trị.

Cách phòng tránh bệnh Dại ở chó

: 12 giống chó chân ngắn trên thế giới Update 04/2024

Để phòng tránh rủi ro khi bị chó Dại cắn, bạn nên:

– Tiêm vacxin ngừa trước đó định kì mỗi năm kể từ khi chó 3 tháng tuổi

– Nếu cún của bạn bị chó khác cắn nên đưa đi bác sĩ để xét nghiệm dại

– Kiểm soát chó, tốt nhất là nên đeo rọ mõm khi ra ngoài phòng trường hợp chó đã bị dại nhưng chưa biểu hiện

– Vệ sinh, dọn dẹp nơi sinh sống của chó để tránh lây nhiễm

– Phải nhanh chóng phát hiện chó bị dại để cách li

– Nên báo cho cơ quan chức năng khi phát hiện chó có dấu hiệu dại để tìm nguồn lây nhiễm

Ngoài ra, trong trường hợp bị chó dại cắn bạn không nên:

– Sử dụng ớt bột, axit, kiềm, nhựa cây, nước ép vào vết thương.

– Băng bó, đắp kín vết thương

Cách chữa bệnh Dại ở chó

Bệnh Dại ở chó không có thuốc chữa khi đã nhiễm bệnh nên cách tốt nhất là đưa chó của bạn tới cơ sở y tế chứ không nên xử lí ở nhà.

Chó khi đã phát bệnh thì nên xem xét cho chó tiêm trợ tử vì cộng đồng cũng như giúp chó đỡ đau đớn nhất bằng cách tiêm Ethanasia.

Một số câu hỏi thường gặp về Bệnh Dại

Khi bị chó dại cắn thì nên xử lý như thế nào?

Trong trường hợp không may bị chó dại cắn, bạn cần nhanh chóng thực hiện các bước sau:
– Xả nước mạnh vào vết thương trong vòng 10-15’
– Sử dụng cồn 70 độ để sát trùng rửa sạch vết thương
– Đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm phòng
– Theo dõi biểu hiện và nhập viện khi cần thiết để phòng trường hợp xấu nhất

Biểu hiện của người đã nhiễm Dại là gì?

–  Thời gian ủ bệnh là từ 1-3 tháng ở người tùy vào vị trí vết thương, có dấu hiệu sốt và đau đầu
– Viêm màng não và não
– Lo lắng, mất ngủ, kích động
– Sợ nước
– Hôn mê
– Tử vong sau 2-10 ngày có triệu chứng

Bệnh Dại có chữa được không?

Kể cả chó, người hay một số động vật khác đã nhiễm dại là sẽ tử vong 100%. Tuy nhiên vẫn có một số loài động vật như chim miễn nhiễm với dại.

Chó con có bị Dại không?

Chó con và chó lớn đều có nguy cơ bị bệnh Dại. Thông thường chó nhiễm bệnh Dại sẽ chết trong vòng 10 ngày khi có triệu chứng.

Chúng ta đã biết dại ở chó nguy hiểm như thế nào không chỉ đối với chó mà còn đối với con người. Vì vậy, đã là một người yêu chó bạn nên tiêm phòng cho bé định kì, theo dõi sức khoẻ của bé và vệ sinh sạch sẽ không gian sống để phòng bệnh cho vật nuôi cũng như chính bản thân mình.

: Tìm hiểu tất tần tật về chó Bắc Kinh và cách nuôi hiệu quả Update 04/2024

Rate this post