Chó Ngao Tây Tạng hay còn có tên là Tibetan Mastiff là một loài chó nổi tiếng và đắt đỏ bậc nhất hiện nay. Chúng cũng gây chú ý với thân hình khổng lồ và bộ lông đặc trưng. Việc nuôi và chăm sóc giống chó này trở thành thú vui của những người giàu cả trong lịch sử và hiện tại. Chúng trở thành biểu tượng của sự dư dả và sức mạnh vô địch. Để hiểu rõ hơn về chó Ngao Tây Tạng, bạn có thể theo dõi bài viết dưới đây.
Nguồn gốc của chó Ngao Tây Tạng
Chó Ngao Tây Tạng được cho là vẫn đang sở hữu bộ gen nguyên thuỷ không bị pha trộn với bất kỳ giống chó nào khác, xuất hiện cách ngày nay ít nhất 7000 năm tại vùng Tây Tạng thuộc dãy Himalaya. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa có một tài liệu nào khẳng định được giống chó Ngao Tây Tạng được tạo ra như thế nào.
: Chó Ngao Tây Tạng: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 09/2024
Chúng được coi là chúa tể của các giống chó khi sở hữu sức mạnh vô địch, hơn cả hổ hay những động vật ăn thịt khác. Cách đây 1500 năm, chó Ngao Tây Tạng được sử dụng với 2 mục đích chính là canh gác và bảo vệ thú nuôi khác và con người khỏi thú hoang. Năm 1847, loài chó này lần đầu xuất hiện tại châu Âu và gây tiếng vang lớn bởi ngoại hình và sức mạnh nổi bật.
Gần một thế kỷ sau, một cặp chó được vua Edward VII nhập vào Anh và nhân giống phổ biến đến ngày nay. Vì quá được yêu thích nên người ta đã nhân giống và lai giống chúng với các giống chó khác nên chó Ngao Tây Tạng không còn hiếm như trước.
Đặc điểm ngoại hình
Chó Ngao Tây Tạng có ngoại hình to lớn nổi bật nhất trong các giống chó. Thông thường, một chú chó trưởng thành có chiều cao 70 – 80cm và nặng 70 – 110kg. Vẻ ngoài khổng lồ cũng giúp loài chó này thêm phần hung tợn hơn.
Bộ lông của chó Ngao Tây Tạng gồm 2 lớp và rất dày. Sở dĩ chúng có bộ lông dày vì từ thời tổ tiên, loài chó này đã sống ở vùng lạnh giá trên dãy núi Himalaya nên bộ lông dày rất cần thiết để giữ ấm cơ thể. Lớp lông bên trong của chúng ngắn và mềm, gần giống với lông cừu. Lớp bên ngoài cứng và dài hơn, đặc biệt là rất bông xù. Màu lông của chó Ngao Tây Tạng phần lớn chỉ xoay quanh những màu cơ bản như đen, nâu, vàng, nâu đỏ, cam, xám, đen – nâu, đen – vàng. Phần lông cổ dài và xù hơn phần thân, nhìn giống bờm sư tử nên càng tạo vẻ oai phong cho loài chó này.
: Chó Pug: Nguồn gốc, đặc điểm và cách nuôi Pug mặt xệ Update 09/2024
Chó Ngao Tây Tạng có một cái đầu lớn và khuôn mặt xệ không mấy thân thiện, rất lạnh lùng và lì lợm. Mõm dài, miệng rộng và phần hàm chắc khỏe. Lực cắn của loài chó này ngang với lực cắn của sư tử. Loài chó này có đôi mắt nhỏ, nhanh và hơi xếch. Màu mắt chủ yếu là nâu đen hoặc đen. Tai của chó Ngao khá to và dài nhưng rủ xuống. Nếu không phải lúc giao chiến thì nhìn chúng khá trầm tính và hiền nhưng khi nhe răng thì rất hung tợn.
Đặc điểm tính cách
Ngao Tây Tạng là một giống chó trung thành tuyệt đối và chỉ nghe lời một chủ duy nhất, cũng chính là người nuôi dưỡng chúng từ bé. Chúng sẵn sàng chiến đấu nếu thấy chủ gặp nguy hiểm. Đây cũng chính là lý do chính mà người du mục vùng cao chọn chúng cho mục đích bảo vệ người và thú nuôi khác. Vì vậy, bạn chỉ nên nhận nuôi chó Ngao khi chúng còn bé để có thể chăm sóc và dạy bảo chúng và tuyệt đối không nuôi những con đã lớn và trưởng thành vì khi đó sẽ rất nguy hiểm.
Một điều cần lưu ý cho bạn là giống chó Ngao Tây Tạng là một giống chó rất hung dữ nếu không thực sự hiểu về cách chăm sóc và nuôi dạy chúng thì bạn không nên nuôi. Sức mạnh cùng với thân hình khổng lồ có thể là mối nguy hại khi chúng tức giận hoặc nhận thấy chủ nhân bị đe doạ. Cùng với Pitbull, Ngao Tây Tạng nằm trong Top 10 giống chó nguy hiểm nhất hành tinh. Bạn cần thực sự cảnh giác với chúng.
Giống chó này cũng là một loài ương bướng và cảnh giác cao độ. Dù bạn là người nuôi dạy chúng từ nhỏ nhưng cũng không chắc chắn rằng chúng hoàn toàn nghe lời bạn. Nếu bạn chưa hoàn toàn điều khiển được chúng, đừng mang chúng ra ngoài hoặc tới nơi đông người. Loài chó này có tính cảnh giác cao độ, chúng không thích cuộc sống bầy đàn và sự đông đúc. Nếu nuôi chúng cùng những thú nuôi khác thì rất có thể xảy ra hỗn chiến thường xuyên.
Cách chăm sóc chó Ngao Tây Tạng
Chó Ngao Tây Tạng không chịu được nóng nên nếu thời tiết oi bức bạn nên cho chúng vào nhà và bật điều hoà.
Bạn nên cắt tỉa lông cho chúng thường xuyên để hạ nhiệt cơ thể, nhất là vào mùa hè. Bạn nên chải lông cho chúng 1 – 2 lần mỗi ngày và tắm thường xuyên. Tránh để lông của chúng ẩm ướt vì rất dễ bị các bệnh ngoài da.
Bạn cần kiểm tra và vệ sinh thường xuyên ở các ngóc ngách trên cơ thể chúng như tai, mũi, miệng, mắt, kẽ ngón chân để phòng các bệnh ký sinh trùng. Một số bệnh thường gặp ở loài chó này là bệnh loạn sản xương khuỷu do di truyền hoặc thiếu canxi, viêm khí quản truyền nhiễm khi bị lạnh, bệnh đường ruột. Điều cần làm là vệ sinh đầy đủ và ăn uống đủ chất. Bạn cũng nên cho chúng đi tiêm phòng để giảm khả năng mắc bệnh.
Chế độ ăn của chó Ngao Tây Tạng
: Chó Becgie: Nguồn gốc, đặc điểm và cách chăm sóc Update 09/2024
Loài chó Ngao Tây Tạng có thân hình to lớn và khỏe mạnh nên chế độ ăn của chúng cũng yêu cầu đảm bảo đầy đủ dưỡng chất để duy trì thân hình đó. Khẩu phần ăn của chúng phải đầy đủ các nhóm chất như protein, vitamin, canxi, khoáng chất và các vi chất cần thiết khác. Chế độ ăn uống cũng phải phù hợp với từng giai đoạn tuổi của chúng. Cụ thể như sau:
- Đối với chó từ 2 – 4 tháng tuổi
Bạn nên cho chúng ăn 3 bữa/ngày và cách đều nhau. Thức ăn gồm có cơm và thịt nạc xay nhỏ. Bạn cũng có thể bổ sung thêm thức ăn khô chế biến sẵn.
- Đối với chó từ 4 – 8 tháng tuổi
Chó ở giai đoạn này đã có bộ hàm chắc khỏe hơn nên bạn có thể cho chúng gặm xương để luyện cơ hàm nhưng chỉ cho chúng gặm xương chân bò hay xương ống lợn, tránh những xương nhỏ và nhọn như gà hay vịt vì có thể bị hóc. Khẩu phần ăn cần bổ sung nhiều protein hơn bằng các loại thịt lợn, thịt bò, ức gà, nội tạng động vật hay cổ gà vịt. Bạn cũng nên bổ sung thêm rau củ, trứng gà và thức ăn khô để đa dạng bữa ăn và đảm bảo dinh dưỡng. Số bữa ăn giai đoạn này giảm xuống còn 2 bữa/ngày và tăng khối lượng thức ăn mỗi bữa.
- Từ 8 – 12 tháng tuổi
Khi cho chó Ngao Tây Tạng ở độ tuổi này ăn nội tạng, thịt hay xương bạn đều cần để theo khối tảng lớn để chúng luyện cơ nhai và cắn. Chúng cần các loại thịt dai như thịt bò, thịt dê hay thịt cừu kết hợp xương ống hàng ngày. Bạn cũng có thể bổ sung thêm 2 – 3 quả trứng gà sống hay trứng vịt lộn mỗi ngày cho chúng. Số bữa ăn phù hợp là 1 bữa chính với đầy đủ các thực phẩm giàu protein với khối lượng lớn và một bữa phụ có thể là rau, cổ gà vịt hoặc trứng.
- Từ 1 tuổi trở lên
Bạn bắt buộc phải cho chúng ăn ít nhất 1kg thức ăn mỗi ngày với phần nhiều là đạm protein chiếm 40 – 50%, còn lại thức ăn khô và rau củ. Số lượng thức ăn cũng phải tăng dần theo trọng lượng cơ thể.
Một số điều lưu ý liên quan đến việc ăn uống của chúng bạn nên biết:
- Không cho chúng hoạt động mạnh trước và sau bữa ăn, phải cách bữa ăn 2 tiếng.
- Chó trên 6 tháng tuổi không được cắt nhỏ thức ăn để kích thích cơ hàm và khả năng nhai cắn.
- Chó trưởng thành không nên cho ăn đồ quá chín để đảm bảo protein trong thức ăn nhiều nhất.
- Chó Ngao Tây Tạng không ăn được mỡ, cá do hệ tiêu hóa không phù hợp. Bạn nên cho chúng ăn theo giờ và không để chúng quá no hoặc quá đói.
- Cho chúng uống nước đầy đủ, tốt nhất là nên để sẵn nước cho chúng. Vệ sinh nơi ăn uống và vật dụng cho ăn sạch sẽ.
Lời kết
Chó Ngao Tây Tạng là một giống chó được nhiều người quan tâm tìm hiểu nhưng lại không được nuôi nhiều. Sở dĩ là vì giá cao và cũng do đây là loài chó hung dữ. Bạn nên tìm hiểu kỹ và xác định tinh thần khi muốn nhận nuôi loài chó này. Chúng rất trung thành nhưng cũng cần được dạy bảo đúng cách để trở thành một con chó thân thiện.