Nuôi Gà Chọi Đá Lực, Khoẻ Mạnh – 4 Thức Ăn Không Thể Thiếu Update 04/2024

Thức ăn cho gà đá là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến thể trạng của gà trong mỗi giai đoạn khác nhau. Với mỗi độ tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của gà cũng thay đối vì thế mà cần đáp ứng đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho gà sinh trưởng và phát triển.

Đặc biệt là gà đá thì khẩu phần ăn sẽ quyết định đến lực đá, khả năng chịu đòn và chống lại các loại bệnh thường gặp ở gà. Vậy thức ăn cho gà đá cựa sắt bao gồm những thành phần gì? Phương pháp cho gà đá ăn mau sung là như thế nào?

4 loại thức ăn cho gà đá đòn, gà tre đá

Cho gà đá ăn gì để sung? Thức ăn cho gà đá gồm những loại nào? Cho gà ăn gì trước khi đá thì gà chọi sung sức đảm bảo đủ được dưỡng chất cho gà đá. Đồng thời giúp gà có đủ lực để tham gia vào quá trình luyện tập và thi đấu.

Thức ăn cho gà đá – Thóc, lúa

Là thành phần chính trong chế độ ăn của gà tre đá và gà đòn. Giúp cho gà được săn chắc cơ thể, giúp tăng lực đá và sức chịu đòn. Đối với loại thức ăn gà chọi này không nên cho ăn ngay mà cần phải ngâm lúa cho gà ăn để đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của gà.

Cách ngâm lúa cho gà đá

Sau khi mua thóc về cần phải đãi sạch và ngâm lúa qua 1 lần trong thời gian khoảng 30 phút rồi chắt nước và cho gà ăn. Nếu cẩn thận hơn thì có thể phơi khô một lần nữa sau khi ngâm. Nên nhớ loại thóc cho gà ăn phải là thóc tốt đã được loại bỏ các hạt lép, các tạp chất bụi bẩn và phơi cho thật khô để dễ dàng bảo quản.

Cách ngâm thóc cho gà chọi ăn

Cách ngâm thóc cho gà chọi ăn

Lưu ý: Không nên dùng cách ngâm thóc mầm cho gà ăn. Vì như vậy sẽ làm thóc bắt đầu nảy những mầm nhỏ. Loại này chứa nhiều độc tố gây hại cho gà. Vì vậy, các sư kê giàu kinh nghiệm luôn đưa ra lời khuyên cho gà ăn thóc ngâm được phơi khô. Để tránh việc trong trường hợp gà ăn không tiêu sẽ tạo điều kiện cho thóc nảy mầm trong bầu diều.

Thức ăn cho gà đá – Rau xanh

Là thành phần không thể thiếu, có thể dùng để trộn thức ăn cho gà đá. Hoặc cho gà ăn trực tiếp đều được. Rau xanh vốn chứa rất nhiều vitamin K và là thành phần giải độc hữu hiệu trong tự nhiên. Ngoài ra, các khoáng chất và các nguyên tố vi lượng có trong rau xanh còn giúp cho gà giảm thân nhiệt nhanh chóng trong những ngày nắng nóng. Một số loại rau xanh chủ yếu và nên dùng cho gà ăn bao gồm có:

  • Rau muống
  • Xà lách
  • Giá đỗ
rau xanh thức ăn cho gà đá

Cho gà ăn rau muống, xà lách hoặc giá đỗ

Bên cạnh rau xanh giúp gà giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Thì nguồn nước cũng là một thành phần không thể thiếu. Đặc biệt là lượng nước được cung cấp vào buổi sáng. Bởi đó thời điểm để tiếp tục tiêu hóa lượng thức ăn của tối hôm trước. Và buổi tối thì cho gà uống ít nước hơn để tránh tích nước cho gà chiến.

Một số sư kê còn cho gà chọi ăn chuối vừa không tăng cân mà vẫn giúp cho gà săn chắc, khỏe mạnh. Dinh dưỡng cho gà đá rất quan trọng trong thời điểm trước, trong và sau thi đấu.

Thức ăn cho gà đá – Mồi

Đối với gà đòn, gà tre đá thì mồi là nguồn bổ sung chất đạm, protein giúp cho gà hồi phục sức khỏe. Và tăng độ hưng phấn cũng như giúp lực đá của gà trở nên mạnh hơn. Do vậy, mồi là một trong những thành phần không thể thiếu trong suốt quá trình nuôi gà đá trước, trong và sau khi thi đấu. Mồi cũng là yếu tố giải quyết cho vấn đề cho gà ăn gì để sung. Các loại mồi này cũng là một yếu tố lý giải cho việc tại sao khi xem đá gà Campuchia lại có thể thấy được sự hưng phấn và hiếu chiến đến tận phút cuối của các chiến kê cùng tranh tài trên võ đài.

Các loại mồi có tác dụng đối với gà đá

  • Sâu super worm: giúp kích thích độ hưng phấn và kích thích quá trình thay lông cho gà.
  • Lươn, trạch nhỏ: Bổ sung máu, rất tốt cho gà thường bị tái mặt, tím mồng
  • Cho gà ăn thịt bò:  Giúp phát triển cơ bắp rất phù hợp cho gà bị suy, ốm hoặc trúng gió nhanh hồi phục
  • Tôm, tép nhỏ: Giúp cho gà chắc xương
  • Cá chép nhỏ: Thích hợp đối với những chú gà chiến đang trong quá trình tăng cơ, giảm mỡ, hay nói đơn giản hơn là giảm cân.
  • Dế: loại mồi thường dùng trong những ngày mùa đông giá rét để cân bằng thân nhiệt cho gà. Vì dế có tính nhiệt cao
Sâu superworm cho gà ăn

Sâu superworm cho gà ăn

Lưu ý: Đối với mồi dành cho gà đá thì không nên sử dụng ếch hoặc nhái làm thức ăn của gà. Bởi loại mồi này khá nhiều đạm và khiến cho gà có sức bền kém. Bên cạnh đó mồi là chất xúc tác để tăng cơ nhưng cũng làm cho gà tăng trọng lượng thịt và mỡ nhanh chóng. Vì thế, vô mồi cho gà thì nên kết hợp với các bài tập. Để giúp cho gà luôn được cân đối, gọn gàng và chắc khỏe. Ngoài ra một số sư kê còn cho gà đá ăn chuối cũng không làm gà béo lên mà vẫn có lực.

Phụ gia cho gà đá

Là một số loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ trong quá trình phát triển, giúp gà luôn được khỏe mạnh và chống chịu lại một số bệnh vặt mỗi khi thời tiết thay đổi. Một trong số đó chủ yếu là tỏi, gừng, rượu, trà…Mỗi loại lại mang về một tác dụng riêng biệt. 

Các loại thảo dược cho gà đá

Tỏi: có thể dùng để thực hiện cách trộn thức ăn cho gà đá, rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp cho gà tránh được triệu chứng khó tiêu. Đồng thời giúp gà không bị gió, thường thì cho gà ăn tỏi và sau bữa ăn chiều là thích hợp nhất

Gừng: có tác dụng làm ấm cơ thể gà trong những ngày mùa đồng hoặc mưa gió kéo dài. Có thể cho gà uống nước gừng hoặc đặt gừng giã nhuyễn vào trong chuồng trước khi cho gà vào. Vừa giúp gà tránh được muỗi mà lại giúp gà có giấc ngủ ngon hơn.

Cho gà chọi ăn tỏi tốt cho bệnh tiêu hóa ở gà

Cho gà chọi ăn tỏi tốt cho bệnh tiêu hóa ở gà

Phụ gia dùng om bóp

Rượu: có tác dụng làm ấm và phòng chống muỗi, côn trùng. Rượu nghệ còn có tác dụng giúp cho da gà đỏ đẹp và dày lên, giúp chống chịu đòn tốt hơn.

Nước trà xanh om bóp cho gà đá

Nước trà xanh om bóp cho gà

Trà: Dùng nước trà đặc phun lên da gà mỗi ngày 2 lần giúp gà phòng chống được các bệnh nấm mốc, lác mồng, vảy bọng, nang lườn…Ngoài ra nên kết hợp với việc tắm gà bằng nước trà loãng mỗi ngày để gà luôn có được một cơ thể dẻo dai.

Một số loại thuốc cho gà đá

Bên cạnh một số loại thức ăn gà đá thì thuốc gà đá cũng có tác dụng rất lớn. Hỗ trợ trong suốt quá trình nuôi gà. Một số loại thuốc thường dùng cho gà đá gồm có:

  • Super vitamin B12
  • Winner STR 1000
  • RainBow
  • Tonic Pill

Lượng thức ăn cho gà được chia sẻ ở trên không chỉ là khẩu phần cho gà đòn mà còn dùng làm thức ăn cho gà tre đá gà kiểng đều được. Tuy nhiên trong suốt quá trình chăn nuôi không tránh khỏi được một số triệu chứng thường gặp ở gà như: gà bị tái mặt, gà bị tím mồng hay gà bị lác mồng. Vì vậy trước khi chăn nuôi gà đá phải hiểu rõ được cách trị gà bị tái mặt hay các bệnh thường gặp ở gà. Đặc biệt gà đá thì nên tìm hiểu thêm về các kỹ thuật om bóp, tắm cho gà chọi để giữ cho gà khỏe mạnh và có một bộ lông bóng mượt, bắt mắt.

Thức ăn cho gà đá là một thành phần không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Bên cạnh đó cần kết hợp với những bài tập bài bản để giúp cho cơ thể gà được săn chắc, rắn rỏi và cường tráng hơn. Từ đó, khi ra đấu trường mới có được một phong độ tốt nhất để hạ gục đổi thủ.

Cách áp dụng thức ăn gà đá

Nuôi gà con thì cần bổ sung nhiều đạm, protein để gà nhanh lớn và phát triển bình thường.

Nuôi gà chiến trước khi chuẩn bị đem đi đá gà thì cho ăn một lượng đạm, mồi cố định. Tăng cường tập luyện để gà tăng cơ, tăng sức dẻo dai.

Với gà bị tang, bị thương sau trận nên ăn các loại dễ tiêu hóa, bổ sung protein. Thúc đẩy việc hồi phục vết thương, cải thiện thể lực.

Chế độ dinh dưỡng trong cách chăm sóc gà chọi trước khi đá

Để gà luôn khỏe mạnh với lực đá và sức bền tốt nhất thì chế độ dinh dưỡng trước khi đá đóng vai trò vô cùng quan trọng. Có hai loại thức ăn cần sử dụng đến là thức ăn thường và thức ăn bổ dưỡng. Vậy, phải kết hợp chúng như thế nào?

Cho gà ăn với thức ăn thường

Thức ăn thường trong chế độ dinh dưỡng cho gà chọi chính là lúa. Tuy nhiên, bạn không thể cho gà ăn lúa trực tiếp như các loại gà thông thường nuôi để lấy thịt khác.

: Nuôi Gà Chọi Đá Lực, Khoẻ Mạnh – 4 Thức Ăn Không Thể Thiếu Update 04/2024

Lúa này cần phải đãi sạch trấu rồi ngâm nước đến khi mọc mầm, hoặc là lúa đã nấu chín, sau đó mang ra phơi nắng cho khô. Thậm chí nhiều người còn cầu kỳ hơn khi nấu lúa chín, sau đó rắn men, phơi sương qua đêm, phơi khô rồi mới cho gà ăn. Bởi khi làm như thế, gà thường sẽ chắc thịt và đó chính là cách nuôi gà chọi sung sức hơn nhiều.

Cách chăm sóc cho gà chọi trước khi đá với thức ăn bổ dưỡng

Ngoài việc ăn thức ăn chính là lúa, bạn cũng cần bổ sung thêm dưỡng chất cho gà chọi bằng những loại thức ăn bổ dưỡng hơn. Theo chế độ khoa học thì cứ chu kỳ khoảng 2 – 3 ngày, bạn cho gà chọi ăn thêm lòng đỏ trứng gà, thịt bò hay cá sống không để máu tươi… và các loại rau như cà chua, các loại đậu (đậu xanh, đậu nành)… Với các loại thức ăn dinh dưỡng này, bạn có thể cho gà ăn bất cứ lúc nào nhưng tránh việc ăn no khi gần đến bữa chính nhé, vì như thế thì gà sẽ không có hứng thú ăn lúa nữa.
Trong quá trình chăm sóc gà chọi trước khi đá, để biết được gà có đang khỏe mạnh hay không, bạn phải luôn theo dõi tình trạng phân gà. Nếu phân khô và tròn cục thì nghĩa là gà đang rất sung sức. Còn nếu phân gà lỏng hoặc sệt thì có nghĩa là hệ tiêu hóa của nó đang gặp vấn đề, khi đó, bạn cần tìm hiểu và điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho phù hợp nhé.

Kỹ thuật chăm sóc gà chọi sau trận đấu

: Phương Pháp Om Gà Chọi Da Đỏ, Dày Khoẻ Đúng Kỹ Thuật Update 04/2024

Gà chọi là gà được nuôi để ra trận cho nên chế độ nuôi, chăm sóc trước – trong và sau thi đấu đều phải tuân thủ quy chuẩn khoa học nghiêm ngặt để gà luôn sung mãn, có thể lực tốt nhất cho mỗi trận đấu.

Sau khi gà vừa đá trận xong cần phải lập tức lau sạch cơ thể gà, vô đờm kết hợp với om bóp cho gà bằng rượu nghệ để cho các vết thương mau lành. Tiếp theo cho gà nghỉ ngơi trong chuồng kín gió, để tránh cảm lạnh. Đồng thời thức ăn của gà phải được nấu chín kỹ để giúp gà tiêu hóa dễ dàng hơn. Sau 2-3 ngày tiếp tục áp dụng kỹ thuật nuôi gà đá sung sức để gà dần lấy lại phong độ ổn định.

: Kinh Nghiệm Mở Mỏ Gà Chọi Tơ Thế Nào Là Chuẩn Nhất Update 04/2024

Với những chia sẻ về các loại thức ăn cho gà đá trên. Với việc có được khẩu phần ăn và tập luyện hợp lý. Chắc chắn các sư kê sẽ có được các chiến kê “mạnh mẽ, dẻo dai, chịu đòn tốt”. Và có khả năng chinh chiến các sới gà, đem lại chiến thắng cho các sư kê.

Rate this post