Làm chuồng nuôi gà tre là khâu chuẩn bị quan trọng và đầu tiên nhất trước khi nuôi gà. Chuồng nuôi phải đảm bảo độ thông thoáng, an toàn, đáp ứng điều kiện phát triển giúp gà tre có bộ lông đẹp, cựa đá khỏe mạnh, chất lượng thịt thơm ngon, sản lượng trứng cao. Dưới đây sẽ là những cách làm chuồng gà tre đơn giản bạn có thể tự làm đáp ứng được các yêu cầu trên.
Hiện nay ngoài các mô hình nuôi gà đá thì mô hình nuôi gà tre cũng được rất nhiều trang trại ưa chuộng. Bởi gà tre có hình dạng, mẫu mã đẹp, chất lượng thịt thơm ngon vừa có thể dùng làm gà cảnh, gà chiến và cả trong thực phẩm. Nhưng để có một mô hình nuôi gà tre chuẩn thì phải biết cách làm chuồng nuôi gà tre đúng cách, đúng tiêu chuẩn. Sau đó mới là các quy trình chọn giống, chăm sóc và phòng bệnh cho gà theo từng giai đoạn phát triển. Vậy làm chuồng nuôi gà tre như thế nào?
: Kĩ thuật làm chuồng nuôi gà Tre cực kỳ đơn giản, hiệu quả Update 09/2024
Chuẩn bị làm chuồng gà tre
- Vị trí
Vị trí xây dựng chuồng trại cần phù hợp với quy hoạch tổng thể của cả khu vực và địa phương, đặc biệt đối với mô hình nuôi gà tre hướng thịt.
Vị trí dễ quản lý, chăm sóc, đủ rộng để xử lý chất thải, nước thải.
Không làm chuồng nuôi gà tre chung với chuồng nuôi nhốt các loại gia súc, gia cầm khác.Xung quanh chuồng nên trồng cây xanh tạo bóng mát cho gà.
- Hướng chuồng
Khi làm chuồng gà chọn hướng là rất quan trọng. Nếu không gian nuôi trong nhà, khép kín thì có thể đảm bảo ấm áp cho gà ở nhưng nếu ngoài vườn, trang trại thì phải chọn hướng nam hoặc đông nam. Những hướng này đón nắng gió mát buổi ѕáng, chiều che chắn gió ấm áp cho gà sinh trưởng.
Hướng xây chuồng tốt nhất là hướng Đông Nam có gió mát mẻ vào mùa hè và tránh được mưa tạt, gió mùa đông bắc khi trời lạnh
- Nền chuồng
: Cho Gà Chọi Ăn Tỏi – Bài Thuốc Đơn Giản Giúp Gà Khoẻ Mạnh Update 09/2024
Đối với gà tre đá, khâu làm nền chuồng cần được đặc biệt chú ý để không làm ảnh hưởng đến đôi chân và mỏ, đảm bảo gà tre thiện chiến, sung sức, đẹp mã. Nền chuồng nuôi gà tre không được quá cứng hoặc quá mềm sẽ làm cho gót chân gà bị sưng cụm bàn.
Thông thường, nền chuồng được láng gạch hoặc xi măng sau đó rải thêm một lớp cát để phủ lên nền, độ dày từ 3 – 4cm đảm bảo độ tơi xốp giúp gà thích ứng tốt nhất. Đây là một yếu tố quan trọng trong cách làm chuồng gà tre mà người nuôi không được bỏ qua.
Bà con cũng có thể sử dụng dăm bào, vỏ trấu, mùn cưa, rơm khô băm nhỏ. Khi thay chất độn chuồng thì có thể tận dụng làm phân trộn, phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Để nền chuồng thông thoáng thì bên dưới đế sàn cũng cần làm thêm lỗ thông khí để thoát nước khi trời mưa ẩm. Nền chuồng phải thuận tiện cho việc vệ sinh, tiêu độc, khử trùng.
- Rào chắn quanh vườn
Chuồng nuôi gà tre yêu cầu độ thông thoáng cao, tuy nhiên cần đảm bảo an toàn tuyệt đối, tránh thất thoát, đặc biệt đối với gà tre kiểng vì giá thành có thể lên đến hơn 1 triệu đồng/cặp.
Xung quanh khu vực chuồng nuôi nên sử dụng lưới thép B40 cao ít nhất từ 1m trở lên để vừa thoáng mát vừa an toàn. Ngoài ra, các hộ nuôi nhỏ lẻ cũng có thể sử dụng lưới nilon hoặc cọc tre, gỗ… làm rào chắn quanh vườn để tiết kiệm chi phí, nhưng các nguyên liệu này thường có độ bền kém hơn.
Quy trình làm chuồng nuôi gà tre hợp chuẩn
Đầu tiên trong quá trình làm chuồng nuôi gà cần chú ý đến hai yếu tố là chọn thiết kế chuồng và chọn hướng chuồng nuôi gà. Điều này rất quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển của đàn gà sau này.
Chọn thiết kế chuồng
Chuồng nuôi gà đá hay gà tre đều có nhiều kiểu thiết kế khác nhau để phù hợp với mô hình chăn nuôi của người dân. Nếu như chuồng dùng để nuôi gà tre thương phẩm có số lượng lớn thì nên làm chuồng bằng gạch chắc chắn theo tỷ lệ số lượng để chăn nuôi lâu dài. Còn nếu nuôi số lượng ít hoặc nuôi để làm cảnh thì chỉ cần các loại chuồng bằng tre, nứa đơn giản là được.
Chọn hướng chuồng nuôi
Chọn hướng cũng là điều rất quan trọng khi làm chuồng nuôi gà. Nên đặt chuồng có hướng nam hoặc đông nam. Vì những hướng này giúp đón nắng gió mát vào buổi sáng, chiều thì che gió ấm áp để cho gà sinh trưởng.
Một số thiết kế chuồng nuôi gà tre
: Phân biệt tiếng gà gáy nhận biết linh kê, thần kê Update 09/2024
Gà tre cũng giống như các loại gà khác nên kiểu chuồng cho gà tre không сó gì khác biệt. Nguyên liệu để làm chuồng gà rất đa dạng như lưới thép, gạch, tre nứa. Tùy vào điều kiện mà lựa chọn như thế nào cho phù hợр.
Đặc điểm của gà tre là chúng sinh sản rất kém trong điều kiện nuôi nhốt, đặc biệt là nuôi nhốt nơi chật hẹp. Chính νì vậy người chăn nuôi phải làm chuồng nuôi thật rộng rãi cho gà ở, giống như môi trường tự nhiên, không gian cho gà đi lại càng nhiều càng tốt.
Hầu hết, những hộ kinh doanh gà tre đều phải làm trang trại gà thả vườn cho gà tre thì mớі thu hoạch được gà tо сhất lượng. Còn lại các chuồng nhỏ đều là kiểu chuồng đơn giản để nuôi gà tre đá.
So với các mô hình nuôi gà đá thì các mô hình nuôi gà tre cũng không có nhiều điểm khác biệt. Nguyên liệu để làm chuồng gà cũng khá đa dạng, có thể được làm từ lưới thép, gạch chắc chắn hoặc tre, nứa đơn sơ tùy theo mô hình và điều kiện của mỗi người nuôi.
Đồng thời kích thước của chuồng nuôi cũng phải đa dạng để phù hợp cho từng lứa gà đảm bảo không gian không quá rộng hoặc không quá hẹp. Một số kiểu chuồng được áp dụng phổ biến như:
1. Làm chuồng nuôi gà tre bằng lưới thép
Là kiểu chuồng nuôi được sử dụng phổ biến nhất nhờ tuổi thọ lâu dài của chuồng và phù hợp với nhiều kiểu nuôi nhôt gà. Ngoài ra, ưu điểm của loại chuồng làm bằng lưới thép còn rất dễ vệ sinh, thoáng mát
và ít để lại mùi hôi. Nhưng nhược điểm khi vào mùa đông là chuồng dễ bị gió lùa nên cần phải được che chắn bạt để không khiến cho gà bị trúng gió.
Địa điểm đặt chuồng gà lưới thép phải cao ráo, bằng phẳng và có trụ cột chắc chắn để làm điểm mắc lưới tránh tình trạng bị đổ khi gà hoạt động hoặc trong mùa mưa bão. Có thể dùng các nẹp gỗ hoặc thanh tre để tạo khung cố định chuồng gà, để nền cát ở dưới cho dễ dọn dẹp.
Kích thước làm chuồng nuôi gà tre bằng lưới thép nên có chiều rộng 1m, ngang 1.5m, rộng 1m là thuận lợi nhất. Chọn loại mắt lưới nhỏ để tránh chuột xâm nhập vào chuồng gây hại cho các cá thể gà. Cửa chuồng gà để đặt ở phía trên hoặc hai bên hông của chuồng để thuận tiện nhất.
2. Làm chuồng nuôi gà tre bằng gỗ, tre, nứa
Làm chuồng bằng tre, nứa sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí nguyên liệu trong quá trình làm chuồng gà. Kích thước các loại chuồng bằng tre, nứa cũng nên để khoảng từ 1 – 1.2m và cao khoảng 1.5 – 2m. Các loại chuồng này có thể được ghép thành từng khung gỗ hoặc đan thành tấm bằng tre, nứa thành chuồng gà hình chữ nhật. Còn lại cũng có thể mua các loại chuồng này thì các quán chuyên về sản xuất lồng gà với mức giá không quá cao.
3. Làm chuồng nuôi gà tre khép kín
Kiểu chuồng này phù hợp với mô hình nuôi gà tre có số lượng lớn hoặc không có nhiều không gian để nuôi riêng lẻ từng cá thể gà. Loại chuồng khép kín này được xây bằng gạch chắc chắn, phía trên lợp tôn, ngói hoặc mái lá. Mặt trước phủ lưới thép hoặc song sắt nhưng vẫn cho gà thò đầu ra ăn uống được. Kích thước chuồng sẽ tỷ lệ với số lượng gà trong chuồng.
Làm chuồng nuôi gà tre không quá khó khăn nhưng đòi hỏi những tiêu chí khác nhau để tạo điểu kiện phát triển tốt nhất cho gà. Sau quá trình tìm hiểu kỹ thuật làm chuồng gà thì cần biết cách chọn giống, các kỹ thuật chăm sóc gà con trong từng giai đoạn phát triển và phương pháp phòng bệnh cho gà. Có như vậy mới đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất chăn nuôi trong mô hình nuôi gà tre.
Trên đây là chia sẻ hướng dẫn cách làm chuồng nuôi gà tre đẹp mà cực kỳ đơn giản, hy vọng qua bài hướng dẫn này của Thần Kê, anh em có thể làm cho gà cưng của 1 ngôi nhà thật đẹp. Chúc anh em thành công!
: Lịch Tiêm Phòng Cho Gà Chuẩn Do Cục Chăn Nuôi Khuyến Cáo Update 09/2024