Kỹ thuật bẫy gà rừng 100% hiệu quả nhất hiện nay mà bạn cần biết Update 04/2024

Gà rừng là một giống gà sống trong tự nhiên, là nguồn mang lại giá trị kinh tế cao cho nhiều bà con miền núi của nước ta. Do đó, các cách bẫy gà rừng thuần chủng luôn được bà con áp dụng để bắt gà còn sống để bán cho những người có nhu cầu thay vì mua tại nhiều trang trại giống. Dưới đây là một số các phương pháp bẫy gà mang lại hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, bà con không nên quá lạm dụng việc săn bắt gà rừng vì sẽ khiến cho giống gà càng trở nên khan hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.

Có vẻ ngoài khá đẹp mã và nguồn thịt có dinh dưỡng cao thì gà rừng được rất nhiều người chọn làm cảnh và lấy thịt. Để giữ được vẻ đẹp và mức độ dinh dưỡng của gà rừng thì rất nhiều người chọn đi bẫy gà rừng hơn là mua gà rừng từ các doanh trại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đi bẫy gà rừng sao cho hiệu quả. Để tìm hiểu một cách đầy đủ và chính xác nhất bạn hãy đọc bài viết này của tôi.

2 cách bẫy gà rừng hiệu quả nhất

Cách bẫy bằng gà mồi

Đặc trưng của loài gà nói chung hay gà rừng nói riêng thì chúng thường ghét tiếng gáy của nhau, thích làm chủ khu vực của mình. Vì vậy, bạn có thể lợi dụng điểm này để bẫy gà rừng. Tuy nhiên, gà rừng là loài khá nhút nhát, vậy nên khi đi bẫy gà rừng bạn nên khéo léo chút.

: Kỹ thuật bẫy gà rừng 100% hiệu quả nhất hiện nay mà bạn cần biết Update 04/2024

Do đặc tính thích làm chủ nên khi trong rừng có 1 tiếng gáy nào khác lạ thì gà rừng sẽ nhanh chóng chạy lại đá ngay vào con gà mồi. Thêm vào vào đó gà rừng rất háu đá, chỉ cần thấy một con gà khác đang ở “lãnh địa” của mình thì chúng sẽ dựng cả lông lên và lao vào đá liên tục.

Điều bạn cần chuẩn bị là một con gà mồi khỏe mạnh, đẹp mà và có sức gáy tốt. Tốt nhất bạn có thể lấy gà lai giữa gà rừng với gà tre. Một đặc điểm tốt ở giống gà lai này là khi thấy đối phương bay đến chúng không tỏ ra thái độ sợ sệt hay khó chịu, như vật sẽ như chọc tức được con gà đối diện.

: Bí quyết lựa chọn gà đá cựa sắt hay mà các sư kê nên biết Update 04/2024

bẫy gà rừng

Cách thực hiện

Trong phần chuẩn bị, hãy tìm một chú gà trống khoẻ mạnh, cao to, có bộ lông sặc sỡ. Đặc biệt sở hữu tiếng gáy vang, rõ ràng, thể hiện được sức mạnh, vẻ oai phong. Theo bí quyết từ những người có kinh nghiệm bẫy gà rừng thì tốt nhất là dùng gà trống lai giữa gà rừng với gà tre. Chúng sẽ rất bình tĩnh khi đối mặt với một con gà rừng thuần chủng. Không hề có một biểu hiện sợ hãi, rụt rè nào trước sự tấn công, đe doạ cả. Do đó gà trống lai sẽ khiến cho gà rừng cực kỳ khó chịu, phát hiện thấy là vào đá liên tục ngay.

Lưu ý vị trí của người đặt bẫy

Đối với người đi bắt thì cần lựa chọn cho mình một vị trí thích hợp. Đó là nơi mà bạn nghe được có tiếng gáy của gà rừng. Lúc này đặt bẫy cùng gà mồi tại chỗ thông thoáng làm sao dễ phát hiện nhất. Bạn hãy ẩn nấp thật kỹ và giữ im lặng tuyệt đối. Sau đó chờ đợi một con gà rừng bay đến.

Khi phát hiện thấy kẻ địch lạ lập tức chúng sẽ rướn người, xù lông rồi lao đến tấn công. Những đòn đá chớp nhoáng với lực mạnh sẽ khiến chiếc bẫy sập xuống rất nhanh. Và khi đó bạn hãy chạy ra thật nhanh để thu được chiến lợi phẩm cho mình. Đồng thời cũng tránh cho gà mồi dính phải chấn thương.

Cách bẫy gà rừng bằng cách sử dụng mồi nhử là gà lai rất dễ thực hiện với tỷ lệ thành công cao. Vì vậy hiện nay phương pháp này được rất nhiều người chăn nuôi ở nước ta áp dụng. Hãy chuẩn bị một chiếc bẫy thật nhạy để có được những chú gà rừng đẹp nhất nhé.

Cách làm bẫy giò bắt gà rừng

Bẫy giò còn được coi là “sát thủ” của gà rừng, vì bẫy này gút chân của gà rừng. Bẫy giò được làm từ những sợi thép mỏng, rất bền với công nghệ cao. Khi bẫy bạn lấy 1 dây thép nhỏ, mỏng bằng sợi chỉ rồi làm một cái thòng lọng bằng nắm tay rồi buộc chúng vào cây sắt 6 ly với chiều dài 30 cm. Một đầu còn lại buộc vào cây sắt cắm xuống đất.

Bẫy giò cũng là một phương án được áp dụng nhiều trong việc săn bắt gà rừng hiện nay. Công dụng của nó là thắt chân khiến gà rừng không thể di chuyển cũng như tránh bị tổn thương. Giò bẫy gà rừng này được làm tương đối tinh tế bởi những sợi thép mỏng. Vì vậy nó cực bền và không có chuyện đứt khi gà dãy dụa.

Các vật dụng cần chuẩn bị để chế tạo ra một chiếc bẫy giò bao gồm:

  • Dây thắng cáp (dây phanh). Có thể thay thế dây thắng cáp bằng dây thắng xe đạp còn mới.
  • Nan hoa xe đạp
  • Dây dù siêu bền của Thái Lan có đường kính 0.2mm. Loại này chịu lực khá tốt (khoảng 10-15kg).
  • Kìm cắt và kìm kẹp

Để làm hãy lấy một đoạn dây thép mỏng tương tự sợi chỉ, sau đó chế thành một cái thòng lọng hình tròn đườnh kính khoảng 10Cm. Buộc vật này vào một thanh sắt loại 6 ly, độ dài 30 Cm. Đầu còn lại của nó thì buộc vào một thanh sắt khác rồi cắm xuống đất.

bẫy gà rừng

Thông thường người đặt sẽ sử dụng một lúc khoảng 20 cái bẫy trong một khoảng đất xác định có sự hiện diện của gà rừng. Với tỷ lệ dày như vậy thì xác suất gà dính bẫy là rất cao. Bẫy này có kích thước tương đối nhỏ và màu đen. Do đó khá giống với màu đất cũng như các sự vật xung quanh khác. Điều đó sẽ khiến cho những chú gà rừng không thể phân biệt được dù mắt chúng rất tinh tường.

Một số lưu ý khi đặt bẫy gà rừng

: Cách nuôi gà con đá chuẩn kĩ thuật cho gà mau lớn ✅ Update 04/2024

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao thì người ta thường sử dụng bẫy giò kết hợp với gà mồi. Cách này đưa lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình bẫy gà rừng cho người đi bẫy.

Bẫy gà rừng bạn cũng phải biết cách để đặt vị trí cho bẫy. Nếu bạn đặt gà mồi ở khu vực có độ dốc thì bẫy giò nên được cắm ở phía trên. Vì khi gà rừng lao vào thế đá thì cái bẫy đặt trước mặt gà rừng sẽ được kích hoạt trước khi nó tấn công được con gà mồi.

Gà rừng càng ngày càng bị nhiều người săn bắt vì vậy mà số lượng của chúng ngày càng giảm dần. Nếu ngày xưa lên rừng thì rất dễ để bắt gặp gà rừng thì bây giờ chỉ nghe được tiếng của chúng thoang thoảng xa xa. Không chỉ những nông dân nghèo đi bẫy gà rừng để mưu sinh mà cũng rất nhiều đại gia đi bẫy gà rừng như 1 thú vui.

Đối với phương pháp sử dụng gà mồi thì không nên sử dụng gà rừng thuần chủng đã được thuần hóa. Bởi vì bản tính của giống gà này là rất nhút nhát nên cực kỳ ít gáy. Hơn nữa khi xuất hiện ở phần đất của những con khác thì chúng rất dễ sợ sệt, e dè. Do đó khi bị tấn công thì thường không hiếu chiến. Vì vậy khi một con gà rừng khác bay đến thì sẽ khó đi vào bẫy. Bởi chỉ cần dương oai ở ngoài là đã khiến gà mồi của bạn run sợ rồi.

bẫy gà rừng

: Cách nuôi gà chọi thiếu thịt gầy gò ốm yếu không có lực Update 04/2024

Một điểm cần lưu ý nữa là nên kết hợp phương pháp sử dụng bẫy giò với gà mồi để đạt hiệu quả cao nhất. Hai cách làm này bổ trợ cho nhau. Nếu gà không bị sập chuồng thì cũng dính phải hệ thống bẫy giò dày đặc mà bạn đã giăng ra.

Bẫy gà rừng thật sự rất thú vị đúng không nào. Hy vọng qua những phương pháp được chia sẻ ở trên bạn sẽ có cho mình những chú gà rừng ưng ý nhất. Chúc các bạn thành công.

Rate this post