Kỹ Thuật Chăm Sóc Gà Chọi Cựa Sắt Cực Hiệu Quả Update 03/2024

Nuôi gà để chọi gà cựa sắt tưởng chừng “đơn giản như đang giỡn” nhưng nó khá phức tạp. Đối với giống gà này cần sư kê có kỹ thuật và kiến thức gà chọi chuyên sâu. Nhưng không ai cũng biết cách huấn luyện cho gà thành chọi gà cựa sắt tốt. Vậy nên cùng gachoiviet.com chia sẻ cách nuôi chăm sóc huấn luyện chiến kê chọi gà cựa sắt nhé.

Điểm đặc trưng của gà đá cực sắt

Đá gà cựa sắt là một trong những hình thức được ưa chuộng nhất trong các sới gà hiện nay. Việc trang bị cựa cho gà sẽ khiến trận đấu diễn ra gây cấn, quyết liệt hơn. Nếu như gà đá thông thường dựa chủ yếu và cựa tự nhiên, khả năng sát thương không quá cao thì khi gắn thêm cựa sắt, gà đã có một vũ khí cực kỳ lợi hại. Gà không có tay như người nên khi gắn cựa sắt vào chân nó có vai trò như một thanh kiếm để có thể nhanh kết liễu đối phương hơn.

: Kỹ Thuật Chăm Sóc Gà Chọi Cựa Sắt Cực Hiệu Quả Update 03/2024

Một trận đá gà có sử dụng cựa sắt thường được rút ngắn thời gian thi đấu. Có những cặp đấu chỉ khoảng 1 phút là đã phân định được thắng thua. Do đó trong các sới gà chuyên nghiệp rất ưa chuộng hình thức này bởi họ có nhiều cuộc chiến hơn, lượng tiền đặt cược cũng vì vậy mà tăng lên đáng kể.

Đối với các sư kê hoặc nài gà, khi chấp nhận cho chiến kê của mình tham gia một trận đấu có dùng cựa sắt thì bắt buộc phải chấp nhận khả năng gà của mình bị chết trong lúc lâm trận. Do đó nếu không quá cần thiết thì chúng ta không nên áp dụng hình thức này để giải trí.

Chọn giống gà chọi cựa sắt

Chọn giống gà địa phương cung cấp là cách đơn giản tiện lợi nhất. Ở miền Bắc thường nổi tiếng như Hưng Yên, Tây Phương ( Hà Tây),…

Cần chọn giống mái chuẩn vì sẽ được thừa hưởng nhiều yếu tố từ mẹ. Giống như câu nói của các cụ từ xưa “ Chó giống cha, gà giống mẹ”. Những tính cách của chiến kê thực thụ như sự gan lì, sức bền, nhiều thế độc là do được duy truyền từ gà mẹ. Đời sau con trống tài ba nhiều khi cũng vì đời trước con mẹ có thể chất khỏe mạnh, hung dữ.

Nếu sau một vài lứa, đàn con xuất hiện những con gà trống gan lì. Và có khả năng chịu đòn giỏi thì người ta sẽ chọn con mái đó làm giống. Ngoài ra, gà mẹ phải lớn khỏe, thường đạt trọng lượng từ 2,8 – 3,5kg. Như vậy khi lai tạo tỷ lệ gà hay trong bầy sẽ nhiều hơn.

: Làm Giàu Từ Gà Tre – Bí Quyết Nuôi Gà Che Cực Hiệu Quả Update 03/2024

Gà chọi mái cựa sắt quan trọng là vậy nhưng có thể nói gà trống cũng không kém phần quan trọng. Gà phải thuộc dòng chuẩn, chiến kê mạnh mẽ, chịu đòn dẻo dai và dáng đẹp. Điều quan trọng nhất là không đồng huyết với gà mái đã chọn.

Chuồng trại cho gà chọi gà cựa sắt

Có nhiều cách xây dựng chuồng khác nhau, đa dạng sáng tạo. Nhưng vẫn cần đảm bảo các yếu tố về sự kiên cố, tiện ích và bảo vệ gà chống rắn, chuột..và chống trộm hiệu quả.

Chuồng ngủ sử dụng lưới nhuyễn chống muỗi, được thiết kế nhỏ gọn vừa đủ cho gà nằm ngủ, tiết kiệm không gian và có thể để trong nhà phòng chống kê tặc.

Cách chăm sóc hàng ngày cho gà đá cựa sắt

Muốn có được một chiến kê đá cựa sắt tốt thì kĩ thuật chăm sóc ngay từ khi gà còn nhỏ phải được quan tâm. Việc càng chăm sóc tốt và kĩ lưỡng bao nhiêu thì sẽ giúp tăng cường sức khỏe, sức mạnh bấy nhiêu. Ngoài ra, để gà có thể đạt được trạng thái sung mãn nhất trước khi bước vào thi đấu thì trước đó khoảng 10 ngày, cần phải cho gà tập làm quen với sự chinh chiến, thi đấu cũng như đảm bảo các yếu tố về sức khỏe và tinh thần cho chiến kê.

+ Tiến hành cho gà đá tắm sương vào mỗi 5h sáng hàng ngày. Việc làm này sẽ giúp cơ thể gà có được sự ổn định, máu lưu thông tốt hơn. Ngoài ra, nhiều sư kê có kinh nghiệm còn đặt tắm chăn phơi sương đêm và tiến hành tắm cho gà vào sáng sớm, vảy thêm ít rượu trong quá trình tắm giúp cơ thể gà không bị sốc nhiệt. Thêm vào đó, Tiến hành cho gà phơi nắng chiều, trước khi mặt trời lặn khoảng 17h.

+ Việc cho gà uống nước cũng theo giờ cố định, thông thường nên vào 3 đến 4h sáng, hạn chế việc cho gà uống nước tùy hứng như trước đây. Việc này sẽ giúp cho gà tăng được sự bền bỉ và tình trạng hốc nước khi thi đấu sau này.

Chế độ nuôi gà đá cựa sắt sau khi thi đấu

+ Mỗi lần gà đá cựa sắt tham gia trận đấu nên được nghỉ ngơi khoảng từ 10 – 15 ngày tùy theo sức khỏe để gà có thể hồi phục tốt nhất rồi mới cho bắt đầu trận đấu tiếp theo.

: Phương Pháp Lai Gà Đá Cựa Sắt Cho Ra Chiến Kê Hoàn Hảo Update 03/2024

+ Sau khi chiến kê vừa trải qua một trận thi đấu khốc liệt và mệt mỏi, các sư kê phải thực hiện việc chăm sóc tận tình, cụ thể cần phải làm sạch cơ thể gà, tiến hành dùng rượu nghệ bóp những vết thương trong quá trình thi đấu, cho gà nghỉ ngơi ở những khu vực ít gió, chuẩn bị thức ăn nấu chín nhằm hỗ trợ gà nhanh tiêu hóa.

+ Thực hiện kĩ thuật trên liên tục khoảng 2 đến 3 ngày sau trận đấu, sau đó áp dụng lại kĩ thuật ở giai đoạn nuôi thúc đã trình bày ở trên để gà đá có được sức khỏe tốt nhất cho những trận đấu tiếp theo.

Dinh dưỡng cho gà chọi gà cựa sắt

Muốn gà mau lớn và thịt săn chắc quan trọng nhất ở khâu cho ăn. Gà đá khác với gà thương phẩm, lúc còn nhỏ phải ăn tấm. Khi lớn lên cho ăn lúa ngâm trong nước 1 đêm. Việc này để giúp dễ tiêu hóa và thịt săn chắc, ít mỡ gà mới nhanh nhẹn.

Ngoài ra, nhiều người còn cho gà chọi cựa sắt ăn thêm giun, thằn lằn, dế, lòng đỏ trứng, thịt bò, tép, trứng vịt lộn, chuối xiêm… để bồi dưỡng và tăng cường sức chiến đấu.

Lúa thân thiện gần gũi với bà con dễ tìm cho gà ăn. Lúa rửa sạch chọn loại lứa tốt chắc hạt. Nhặt bỏ các hạt lép rồi chỉ cần ngâm lúa qua 30p chắt nước rồi. Tránh ngâm qua đêm vì sẽ nảy mầm nhỏ, lúc ấy chúng chứa nhiều độc tố không tốt cho gà.

Rau xanh có rất nhiều Vitamin K phổ biến thường dùng như: xà lách, giá, rau muống. Ngoài ra còn là thành phần giải độc hữu hiệu trong tự nhiên. Và còn cung cấp các khoáng chất, làm giảm thân nhiệt cho gà trong những ngày nóng. Riêng cà chua, một số Sư Kê cho rằng loại trái này làm gà yếu đường ruột, đi phân lỏng, không tốt khi gà đang trong “Chế độ đá”.

Lưu ý về chế độ ngủ nghỉ

  • Gà chọi cựa sắt thiếu nắng sẽ có nguy cơ ủ rất nhiều loại bệnh như: rụng lông, chí rận, tái mặt, lác mồng, nấm mốc… Vì thế, ít nhất mỗi ngày gà phải được phơi nắng 1 lần. Thời gian phơi nắng khoảng 15-20’ trong tầm từ 7:00 đến 10:00 sáng.
  • Việc ăn uống phải tuân thủ nghiêm ngặt về giờ giấc. Tránh gà bị rối loạn tiêu hóa sẽ dẫn đến 1 số bệnh như: không tiêu, biếng ăn, đi phân trắng.
  • Ngủ nghỉ cũng phải đúng giờ, nếu thấy gà hay ngủ gật ban ngày thì chắc chắn rằng ban đêm. Gà ngủ không ngon giấc vì bị muỗi cắn, bị giật mình vì ồn ào hoặc bị bỏ đói…

Lưu ý về các yếu tố vệ sinh

  • Vệ sinh: phải thường xuyên dọn dẹp phân tiêu hoặc thay chất độn chuồng. Đảm bảo không có mùi hôi, kí sinh trùng, ruồi nhặng nơi chuồng gà.
  • Chuồng phải thiết kế sao cho khô thoáng ban ngày, kín gió ban đêm.
  • Khử trùng và tiêu độc ít nhất 2 tháng/lần.

Phòng chữa bệnh

Môi trường và chất dinh dưỡng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của gà chọi cựa sắt. Môi trường và dinh dưỡng là 2 yếu tố rất quan trọng nhằm phòng bệnh hiệu quả nhất. Một số điểm cần lưu ý dưới đây về chuồng trại, thức ăn và cách chăm sóc hiệu quả nhất trong vấn đề phòng chống bệnh cho Gà.

: Top 8 Giống Gà Thả Vườn Năng Suất Lợi Nhuận Cực Cao Update 03/2024

Gà thường mắc các bệnh như sổ mũi, khò khè, ăn không tiêu, ăn chậm tiêu, sưng và phù đầu…
Tại đây, Gà Chọi Việt sẽ gợi ý một số loại thuốc cho người nuôi để cứu gà kịp thời nhanh chóng

  • Căn bệnh phổ biến và đầu tiên cần kể đến là bệnh sưng mắt, gà bị chảy mắt: Thuốc Doxy – Sone chuyên trị bệnh sưng phù đầu, sốt không rõ nguyên nhân.
  • Bệnh sốt: Trích một mũi thuốc trong chai hạ sốt Bio – Sone trước. Sau 1 tiếng, anh em lấy 1 xê thuốc Doxy – Sone chích vào gà cựa sắt.
  • Bệnh đỏ mắt, đục giác mạc: Anh em sử dụng thuốc Bio – Gentadrop. Anh em nhỏ 2 bên mắt gà, mỗi bên 1 giọt
  • Bệnh khò khè: Anh em chích cho gà loại thuốc Bio – Linco – S để đặc trị. Loại thuốc này cũng đặc trị thêm bệnh sổ mũi, phù đầu… Tuy nhiên, vì thuốc này khá mạnh nên có thể làm gà bị tác dụng phụ như khô lông.
  • Bệnh sổ mũi: Thay vì dùng loại thuốc mạnh như trên, anh em có thể sử dụng thuốc chuyên đặc trị gà sổ mũi và không gây tác dụng phụ như Amoxicillin
  • Bệnh gà chọi cựa sắt bị yếu trong người, bị tím đầu, miệng có nhớt, đờm..: Viêm ôn thanh kết hợp với Flosal.
Rate this post