Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chọi Con Từ Khi Mới Nở Cực Hay Update 12/2024

Cách nuôi gà chọi con qua từng giai đoạn phát triển khác với cách nuôi và chăm sóc cho gà trưởng thành. Do đặc thù về từng giai đoạn sinh trưởng mà chúng có những vấn đề về chất dinh dưỡng khác nhau. Nhận biết và đáp ứng được những chất cần thiết cho giai đoạn gà chọi con này giúp gà mau lớn, khoẻ mạnh. Khi đã có nền tảng vững chắc từ nhỏ khi lớn chắc chắn sẽ là chú gà chọi con sung mãn. Vậy cách nuôi gà chọi con như nào là đúng kỹ thuật?

Lựa chọn gà chọi con giống khoẻ mạnh

Trước khi tiến hành vào cách nuôi gà chọi con nhanh lớn khoẻ mạnh thì chúng ta cần phải chọn con giống tốt. Có con giống tốt thì mới phát huy được hết cách nuôi và chăm sóc cho gà. Ngược lại, nếu nuôi và chăm sóc tốt nhưng con giống chưa được chuẩn. Bố mẹ không có điểm gì nổi trội thì rất khó có thể sản sinh ra được những hậu duệ khoẻ mạnh và có năng lực.

Do vậy, hãy tiến hành chọn lọc những chú gà chọi con kỹ càng từ bố mẹ. Sao cho chúng được thừa hưởng những gen tốt từ bố mẹ ngay khi vừa mới nở. Ví dụ những gen tốt sẽ là vẻ ngoài đẹp, cứng cáp khoẻ mạnh từ lông mã cho tới vảy chân.

Về cách tuyển chọn gà bố mẹ giống thì hãy đọc kỹ bài viết này nhé.

Cách nuôi gà chọi con qua từng giai đoạn phát triển

Cách nuôi gà chọi con qua từng giai đoạn phát triển

Như Minh Gà Chọi đã nói ở trên. Từng giai đoạn phát triển của gà sẽ có nhu cầu dinh dưỡng và cách chăm sóc khác nhau. Do vậy, hãy căn cứ vào từng giai đoạn mà bổ xung dưỡng chất hợp lý.

Gà chọi con mới nở

Giai đoạn đầu đời của gà chọi con nên cần hết sức cẩn thận. Trước hết cần đảm bảo nguồn nhiệt và nước uống cho gà mới nở. Đảm bảo rằng chúng giúp gà có thể khoẻ mạnh trong thời gian đầu.

Hướng dẫn cách nuôi gà con 1 tháng tuổi:

  • Hạn chế những nơi nào thoáng gió hoặc nhiệt độ quá thấp.
  • Bổ xung trấu và một bóng điện để sưởi ấm.
  • Chú ý tới các loại chuột hoặc chó mèo.
  • Bổ xung nước uống pha các chất úm gà hiệu quả. Ở đây có thêm vitamin và đường glucozo.
  • Đối với gà con có hệ tiêu hoá non nớt thì sử dụng các loại cám công nghiệp là phù hợp nhất.

Cách nuôi gà chọi con tháng đầu tiên

Sau khi đã nuôi nhốt trong khoảng vài ngày thì chúng ta chuyển giai đoạn. Cách nuôi gà chọi con mau lớn thì phân chia khoảng thời gian là cách hợp lý.

  • Tuần đầu tiên: Nên cho ăn những loại đồ ăn dễ tiêu hoá và tránh xa các đồ ăn tanh, cứng như thóc, thịt…Lựa chọn cám công nghiệp trong khoảng thời gian đầu là việc nên làm. Trong cám cũng có những chất cần thiết cho gà con được nhà sản xuất pha sẵn.
  • Tuần thứ 2: có thể bổ xung thêm các chất dinh dưỡng khác. Bởi sau 1 tuần thì gà đã rất là nhanh lớn và hoạt bát. Những thức ăn thêm như rau xanh băm nhỏ, gạo thóc say đều được.
  • Tuần thứ 3: Là thời điểm gà bắt đầu ra lông nên cần bổ xung mạnh thức ăn và dinh dưỡng. Các loại mồi thịt cá nên bổ xung định kỳ khoảng 1-2 ngày/lần. Kết thúc quá trình ăn bằng cám công nghiệp.
  • Tuần thứ 4: Gà đã khá cứng cáp thì có thể thả trong các khu vực chất định để nâng cao bản năng săn và tìm mồi. Và cũng không quên bổ xung đồ ăn theo khung giờ đã định.

Cần chú ý bổ xung thêm các loại thuốc, vắc xin phòng các bệnh hay lây ở gà đối với gà con trong giai đoạn này.

Cách nuôi gà chọi con qua từng giai đoạn

Nuôi gà chọi con từ 2-5 tháng tuổi

Giai đoạn phát triển cực mạnh của gà và quyết định tới thể hình, thể chất của gà trưởng thành. Giai đoạn này gà trống bắt đầu trổ mã và học gáy. Gà mái thì phát triển buồng trứng. Do vậy cần bổ xung mạnh vitamin, thức ăn, canxi cho gà. Cách nuôi gà đá con và cách chăm sóc trong thời gian này là cực kỳ quan trọng. Chúng tạo thành khung form cho những con gà trưởng thành sau này.

Chuyển đồ ăn sang thóc hoàn toàn. Những loại thóc đã được lọc kỹ hạt lép. Trong khẩu phần ăn hàng ngày bổ xung thêm thịt bò, thịt lợn hoặc các loại chất tanh như cá, lươn, trạch rắn rết.

Đừng quên bổ xung thêm các loại đồ ăn có chứa chất dầu như lạc hoặc đỗ để giúp lông mã của gà thêm mượt mà.

Nuôi gà chọi từ 6 tháng trở lên

Đối với các con gà chọi từ 6 tháng trở lên đã hình thành được form dáng cũng như đòn thế. Thời điểm này không chỉ chế độ dinh dưỡng là quan trọng mà còn chế độ tập luyện, om bóp. Làm sao để thể hình đã đẹp nhưng phải có lực để chinh chiến được.

Về chế độ ăn thì như trong giai đoạn trước. Tuy nhiên có thể bổ xung thêm nhiều mồi hơn để giúp cơ thể duy trì tập luyện ở cường độ cao.

Tiến hành om bóp gà bằng các cách kinh nghiệm thông thường với nghệ và các chất khác. Xen lẫn với đó là các bài tập chạy, vần hơi hoặc vần đòn để tăng thêm sức khoẻ. Sau mỗi trận vần cần nghỉ ít nhất từ 3-5 ngày kết hợp vệ sinh làm sạch. Nhằm tránh mắc phải trường hợp gà chọi bị mốc trắng nhé.

Cách nuôi gà chọi con về cơ bản tới bước này là cũng gần hoàn thiện rồi đó.

Nuôi gà chọi con cần chú ý điều gì?

Dù là gà con hay gà lớn tuổi thì cũng nên chú ý những điều dưới đây. Chúng giúp cho gà có một cơ thể khoẻ mạnh và hạn chế được các bệnh thường gặp ở gà.

Thời gian cho ăn

Đây là một trong những bí kíp nuôi gà con mà nhiều người không để ý. Không chỉ quan trọng với gà chọi con mà còn cả với gà trưởng thành. Nó cũng giống như người vậy cần có mốc thời gian cho ăn hợp lý. Từ đó hình thành thói quen khoẻ mạnh cho gà.

Cách nuôi gà chọi con đúng cách là nên cho ăn trong 2 khung giờ sáng và tối. Buổi sáng sẽ là nguồn năng lượng để chúng có thể hoạt động và phát triển. Còn cho ăn buổi chiều là nguồn dinh dưỡng dự trữ giúp thúc đẩy phát triển trong thời gian ngủ đông. Đối với gà con thì chúng có thể tự do đi kiếm mồi khi nuôi cùng với mẹ. Còn nếu nuôi riêng và tách thì bổ xung 2 bữa chính theo mốc thời gian bên trên.

Cách chọn thức ăn cho gà chọi con

Gà chọi con mới nở sẽ có khẩu phần thức ăn với gà chọi được 2-3 tháng. Do vậy, tách biệt từng loại thức ăn sẽ giúp cho bộ máy tiêu hoá của gà con được đảm bảo không bị quá tải. Dẫn tới không mắc các bệnh về đường ruột.

Với gà con mới nở nên chọn những thức ăn nhẹ nhàng như cám hoặc gạo. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thức ăn cứng khó tiêu như thóc hoặc các chất thịt cá khác.

Khi muốn cho ăn 1 loại thức ăn mới nên cho ăn từ từ và theo dõi sức khoẻ của gà. Gà con có bị đi ngoài khi ăn các thức ăn mới này hay không? Và từ đó quyết định tăng số lượng thức ăn theo thời gian.

Đừng quên bổ xung thêm các loại rau củ quả giúp cung cấp các chất dinh dưỡng. Nhất là giai đoạn gà còn nhỏ thì đây là việc khá quan trọng.

nuoi ga choi con

Bổ xung thêm vitamin khoáng chất

Những loại vitamin khoáng chất có thể xuất hiện trong thức ăn như thịt bò, lươn, rắn… Tuy nhiên chúng ta cũng có thể bổ xung trực tiếp thông qua các loại thuốc. Hãy tham khảo thêm những loại thuốc, vitamin tăng lực cho gà trong bài viết này nhé.

Tiêm phòng vắc xin đầy đủ

Một điều quan trọng cực kỳ khi tìm cách nuôi gà chọi con mau lớn đó là các vắc xin phòng bệnh. Đặc biệt là những bệnh nguy hiểm ở gà như hen, niu-cat-to, bại liệt, đậu… Các loại thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào cơ thể gà sẽ sinh ra những kháng thể cần thiết bảo vệ gà chọi con.

Điều kiện nuôi nhốt môi trường

Gà chọi con đang trong giai đoạn lớn nên rất cần 1 chế độ nuôi nhốt hợp lý. Những khu chuồng nuôi rộng rãi, thoáng mát và sách sẽ là phù hợp nhất. Đừng quên bổ xung thêm rất nhiều nguồn sáng mặt trời tự nhiên để giúp gà chọi con có thể bổ xung canxi một cách dễ dàng nhất.

Các quy trình làm chuồng nuôi gà chọi

Có 4 bước chính giúp bạn xây dựng một trại gà chuẩn nhất và tạo điều kiện thuận lợi cho gà phát triển. Đầu tiên, xác định số lượng gà cần nuôi: Tốt nhất, mỗi con gà cần khoảng 30-50cm. Bằng cách nhân số gà với số đó, bạn có thể xác định kích thước sân chơi cần thiết. Thứ hai, thiết kế chuồng gà: Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình xây dựng chuồng gà chọi. Có rất nhiều kiểu chuồng gà khác nhau cho bạn lựa chọn như chuồng 2 lớp, chuồng ngược, chuồng thoáng, chuồng kín… Điều quan trọng nhất là chọn loại chuồng gà chọi phù hợp với không gian cất giữ của gà, và làm sao cho gà được. Thoải mái. Làm chuồng gà có kích thước phù hợp, đặt lồng nhỏ cho gà con và lồng lớn cho gà trưởng thành.

: Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chọi Con Từ Khi Mới Nở Cực Hay Update 12/2024

: Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chọi Lấy Thịt Lợi Nhuận Cao Cực Hiệu Quả Update 12/2024

Chuẩn bị vật tư: Khi đã chọn được mẫu thiết kế thì phải chuẩn bị tất cả các vật liệu và dụng cụ cần thiết để xây dựng chuồng trại. Nguyên liệu thường dùng bao gồm sắt, tre, nứa, lưới, gỗ, ống nước… tùy theo kích thước và không gian chuồng mà ước lượng lượng nguyên liệu cần làm. Thứ tư, xây dựng chuồng trại: sử dụng vật liệu sẵn có và làm chuồng gà chọi theo thiết kế.

Mô hình nuôi gà chọi

Đối với mô hình chuồng gà chọi chiến, cũng có cửa bên ngoài, cũng có vách kín đáo chung quanh thường để che mưa gió và trống trộm, nuôi gà chọi với số lượng lớn. Bên trong trại được thiết kế các dãy chuồng quay mặt vào nhau, giữa có lối đi rộng từ một mét đến hai mét càng tốt. Trại cần phải lợp bằng ngói hay bằng lá cọ cho mát mẻ.

: Giống Gà Chọi Thuần Chủng – Những Điều Bạn Cần Biết Update 12/2024

Chuồng gà trong trại được làm sát nhau với kích thước lý tưởng là 1-2 mét bề rộng và 1-1,5 mét cao

Chuồng gà chọi chiến ở trong trại nên được thiết kế chuồng này cách chuồng kia bằng các tấm vách kín đáo hoặc hở để gà ở hai bên chuồng không thấy mặt nhau hoặc có thấy nhau như không cắn mổ được . chuồng liền nhau như vậy, vừa đỡ tốn kém vừa cho ăn dễ dàng và thiết kể kiểu chuồng không có vách kín để gà soi nhau nhưng không cắn mổ giúp gà khỏe. Gà chọi chiến luôn sung sẽ chúng ta sẽ giảm bớt được khâu phải cho gà chiến chạy lông nhiều .

Gà chọi chiến  được nhốt trong hai chuồng đối diện với một khoảng cách 1-2 mét còn cạnh nhau chỉ cần 20cm nhưng các bạn nhớ nên ngăn bằng lưới sắt để gà không chui được đầu qua nhé, chúng có thể thấy mặt nhau mà không hề hấn gì vì khi đứng gần nhau, chúng mới hung hăng gây sự.

: Bí Quyết Xây Chuồng Gà Đẻ Trứng Năng Suất Cao Kinh Phí Thấp Update 12/2024

Hy vọng với bài viết này các bạn đã biết cách nuôi gà chọi con nhanh lớn và khoẻ mạnh. Những con gà chọi con có bản chất tốt, nền tảng vững vàng mới có thể sinh ra những con gà chiến khoẻ mạnh. Trong quá trình nuôi gà chọi con thì chú ý bổ xung thêm các chất dinh dưỡng cũng như các loại vắc xin phòng bệnh nhé.

Rate this post