Để sở hữu chú gà nòi đẹp có thể tham gia những trận đấu và giành chiến thắng thì các sư kê cần phải rất chăm chút trong cách nuôi gà nòi của mình. Việc chọn lựa giống gà nòi và cách chăm sóc là cả một quá trình rất dài. Hãy cùng tham khảo bài viết sau để có những kiến thức khi nuôi và chăm sóc gà nòi!
Nguồn gốc Gà nòi (gà chọi)
Gà nòi hay còn gọi là gà chọi, gà đá là một giống gà chọi nội địa của Việt Nam được nuôi phục vụ cho những trận chọi gà. Gà nòi là giống gà thuộc nhóm gà trọc đầu. Gà nòi là một trong ba giống gà có khả năng chiến đấu của Việt Nam gồm gà nòi, gà tre và gà rừng, trong đó gà nòi và gà tre là giống gà nhà, trong khi gà rừng thuộc loài hoang dã và chỉ chiến đấu trong tự nhiên. Gà nòi có khí chất cương mãnh, dáng vẻ hùng dũng, oai vệ, tính chiến đấu cao và những miếng đánh hiểm hóc, đẹp mắt và là một trong những giống gà tiêu biểu của Việt Nam.
Thú nuôi gà nòi (gà chọi) đã xuất hiện từ hàng trăm năm nay tại Việt Nam. Có những người giữ, chăm sóc những chú gà nòi không khác gì chăm bẵm những đứa con của mình. Qua quá trình lai tạo và chọn giống, ở Việt Nam có một số giống gà nòi nổi tiếng được những người đá gà yêu chuộng. Ở Việt Nam mỗi địa phương đều có giống gà nòi nổi tiếng.
: Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chọi Nòi Hiệu Quả Kinh Tế Cao Update 09/2024
: Sử dụng thuốc tăng lực cho gà đá giúp gà hăng máu khi xung trận Update 09/2024
Miền Bắc có gà Thổ hà (Bắc Giang) Đồ Sơn (Hải Phòng), Nghi Tàm, Nghĩa Đô, Vân Hồ (Hà Nội) ngoài ra tại đa số các tỉnh như Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phú thọ, Sơn La, Đô Lương – Nghệ An đều có các dòng gà nòi riêng. Miền Trung có nhiều lò gà tên tuổi: Ninh Thuận có gà Phan Rang; Khánh Hòa có gà Vạn Giã, Gò Dúi; Quảng Ngãi có gà Sông Vệ, Sa Huỳnh, đặc biệt ở Bình Định nổi tiếng gà đòn, thế. Nếu đá gà liên tỉnh, các nơi gặp gà chọi Bình Định phải thận trọng. Bình Định có nhiều lò gà nổi danh: Hoài Nhơn có gà Hoài Châu, Kim Giao (Hoài Hải); Hoài Ân có gà Mộc Bài (Ân Phong); Phù Cát có gà Cát Chánh; Tuy Phước có gà Gò Bồi; Quy Nhơn có gà Phú Tài, đặc biệt Tây Sơn có gà Bắc Sông Kôn (dòng gà Nguyễn Lữ lưu truyền).
Miền Nam có gà Chợ Lách (Bến Tre), gà Cao Lãnh (Đồng Tháp), gà Châu Đốc (An Giang), gà Bà Điểm.
Đặc điểm Gà nòi (gà chọi)
: Tiết lộ 7 bước chăm sóc gà chọi trước khi đá sung mãn bạn không thể bỏ qua Update 09/2024
Gà chọi với đặc tính là rất “máu” đá nhau. Gà được 7 ngày tuổi đã bắt đầu biết chọi đá. Khi gà chọi nặng khoảng 1 kg thì bắt đầu rụng lông, da chuyển sang đỏ. Con trống có thân hình vạm vỡ hơn con mái với đôi chân cao chắc khỏe, cựa sắc và dài, mào to, mình dài, cổ cao, mắt sắc, da đỏ rực. Gà trống có màu lông mận chính pha lông đen ở cánh, đuôi, đầu, tích và dái tai màu đỏ. Con mái màu xám ( lá chuối khô ) hoặc màu vàng nhờ điểm đen, mỏ và chân màu chỉ, mắt đen có vòng đỏ. Mỏ gà có màu trắng ngà, màu đen, xanh lợt, mỏ của chúng ngắn nhưng mổ rất khỏe. Chân gà có màu vàng, đốm nâu, xanh lợt, trắng. Màu cựa giống với màu chân. Màu da ở phần đầu, cổ, đùi, ức, hông là màu đỏ, da dày. Ở lưng, nách, cánh là màu vàng hoặc trắng. Gà chọi có sức khỏe dẻo dai, rất thiện chiến, ít bệnh tất. Gà mái đẻ ít nên tăng đàn chậm. Trọng lượng gà trống trưởng thành từ 3 – 4 kg. Gà mái từ 2 – 2.5 kg.
Đây có thể nói là một giống tốt. Sắc lông chúng đa dạng đủ màu sắc, hình dáng thanh tú, hùng dũng, đặc biệt có cặp cựa dài và rất gan dạ hiếu chiến. Đặc biệt rất nhanh nhẹn. Thịt gà nòi ngon, sản lượng trứng không nhiều mỗi lứa chỉ từ 7-12 trứng. những người nuôi gà nòi chỉ chú ý chúng như một dòng gà chọi.
Cách chọn giống gà nòi chất lượng
Như các dòng gà khác, việc chọn bố mẹ làm giống luôn rất quan trọng.
Chọn gà nòi mẹ
Ta sẽ ưu tiên những con gà mái vừa khỏe vừa dữ. Ngoài ra cũng cần xem xét ngoại hình như: đầu mỏ, trường đòn, vai vóc và sâu lườn. Những con gà nòi mái gốc được chọn thường có tuổi khoảng từ 1 đến 6.
Chọn gà nòi bố
Gà trống để đổ dòng thường là những con có thành tích cao khi thi đấu (ít nhất là ăn 2 độ trở lên). Độ tuổi đạt từ 2 năm đến 5 năm.
Khoảng thời gian phối giống đẹp nhất là từ cuối tháng 12 đến đầu tháng Giêng. Trong thời gian này, chế độ ăn của gà sẽ được tăng phần dinh dưỡng như rau, thóc lúa, tôm tép hay cá. Gà sẽ bắt đầu vào giai đoạn ấp và nở vào đầu mùa Xuân.
Sàng lọc gà nòi giống
Thường thì người ta sẽ sàng lọc 2 lần để được những con giống tốt nhất.
Vòng lọai đầu:
Ở vòng này thì mỗi người lại có mỗi cách khác nhau theo kinh nghiệm của từng người. Tuy nhiên, theo mình thì gà con 2 tháng tuổi là có thể xem vảy gà rồi. Ta nên loại bỏ những con có vảy xấu.
Vòng lọai hai:
Sau khi gà được 7 tháng tuổi, ta bắt đầu tuyển chọn vòng hai. Những con nào có hiện tượng bị vẹo lườn, vẹo cổ hay hở xương ghim sẽ bị lọai bỏ.
Cách nuôi gà nòi
Cách xây dựng chuồng trại cho gà nòi
Khi xây dựng chuồng trại cho gà nòi cần tham khảo ý kiến từ những kỹ sư nông nghiệp và ý kiến của những người bán gà Nòi giống vì họ sẽ có nhiều kinh nghiệm hữu ích. Đồng thời hãy lưu ý một số yếu tố quan trọng như sau:
- Nên xác định số lượng gà cần nuôi để biết diện tích chuồng cần có là bao nhiêu. Thông thường lý tưởng nhất thì mỗi con gà cần khoảng từ 30 đến 50cm về không gian.
- Nên thiết kế chuồng gà mát, thoáng và kín để tránh gió lùa.
- Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu xây chuồng gà bao gồm sắt, tre, gỗ, ống nước, lưới… dựa vào diện tích cần xây dựng.
- Đừng quên bảo đảm yếu tố cách nhiệt tốt để gà không bị nóng.
- Cửa thông gió đóng mở dễ dàng thuận tiện trong việc đóng khi có gió lùa.
- Trang bị hệ thống đèn sưởi cho gà.
- Cần xây tổ cho gà ấp.
Thức ăn cho gà nòi
- Thông thường thức ăn cho gà đá chính là ngũ cốc, hạt ngô, thóc nhưng thóc là tốt nhất để giúp gà không bị tích mỡ. Ngoài ra tùy thuộc vào từng thời kỳ mà có chế độ cho gà ăn phù hợp như sau:
- Khi gà chọi con đã tách mẹ nên cho gà ăn cám gạo 10%, ngô 20%, cá tươi nấu chín 20%, rau 20% và thóc 30%.
- Khi gà đạt 0.5kg thể trọng thì có thể cho gà ăn kèm thức ăn công nghiệp khoảng 30%.
- Nếu gà Nòi trống thi đấu thì nên bổ sung thức ăn như sau: lúa 0.25kg, giá đỗ 0.10kg, thịt bò và lươn khoảng 0.10kg mỗi ngày. Ngoài ra với những người nuôi gà nòi chủ yếu thi đấu nghiệp dư sẽ bổ sung thêm lòng đỏ trứng, vịt lộn, chuối Xiêm, giun, tép cho gà ăn.
Cách tỉa lông gà nòi
- Đầu: Việc hớt lông đầu để tránh cho gà không bị đối phương mổ lông để đá cũng như dễ dàng trong việc hút máu bầm, xử lý vết thương sau khi thi đấu. Lông đầu thường được tỉa và hớt sát.
- Cổ và đùi: Lông ở cổ và đùi thường được cắt để vào nghệ và thuốc cho gà.
- Lông tơ: Lọai lông này mọc dưới cánh bên trong nách gà và hai phía bên hông cũng như dưới bụng gà. Khi ra trận gà được hớt lông tơ mềm để sư kê hay nài nước dễ dàng trong lúc làm nước, lau rửa làm gà mát gà vì thời tiết vào những tháng gần Tết bắt đầu nóng, hơn nữa sẽ không làm gà thấm nước vào lông khó bay nhảy trong lúc thi đấu.
- Lông ngực: Phần lông ở ngực này không ảnh hưởng nên thường được giữ nguyên.
Chăm sóc và phòng bệnh cho gà nòi
Vệ sinh chuồng, trại
- Vệ sinh chuồng trại gà sạch sẽ và mỗi sáng nhớ mở cửa lớn nhỏ quanh chuồng để đón ánh nắng tiêu diệt những vi trùng, kí sinh trùng ẩn náu tại những góc kẹt chuồng gà hay dưới lớp lông vũ của gà.
- Cần vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ bằng cách cọ rửa phơi nắng sát trùng. Tuyệt đối không được để dơ bẩn hoặc có bám thức ăn hôi thiu.
- Cần thay máng chứa phân và cọ rửa sạch sẽ rồi hãy đặt vào vị trí cũ để dùng tiếp.
- Quét dọng kỹ càng thức ăn bị vương vãi.
- Những lỗi đi trong chuồng gà và hành lang đều được quét dọn sạch sẽ thường xuyên để ngăn ngừa các mầm mống bệnh tật.
- Mỗi tháng cần tẩy uế dụng cụ chuồng trại, tẩy mùi hôi thối…
Kế hoạch tiêm vắc xin
Khi nuôi gà nòi cũng nên lưu ý trong việc tiêm phòng đầy đủ cho gà, đảm bảo gà có sức đề kháng tốt và chống chọi lại với bệnh tật hiệu quả. Cụ thể như sau:
- Với gà từ 3 đến 5 ngày tuổi dùng vacxin Newcastle chủng F để nhỏ mắt hoặc mũi cho gà.
- Khi gà 7 ngày tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh đậu gà.
- Gà được 8 đến 10 ngày tuổi là thời điểm nhỏ hoặc là tiêm phòng vắc xin để phòng bệnh Gumboro cho gà.
- Gà 21 ngày tuổi thì trộn vào thức ăn hoặc là nước uống vắc xin Newcastle chủng Lasota.
- Gà được 23 đến 25 ngày tuổi tiếp tục tiêm phòng nhắc lại vắc xin Gumboro cho gà.
- Gà được 30 đến 45 ngày tuổi nên tiêm vắc xin phòng bệnh tụ huyết trùng cho gà.
- Khi gà trên 60 ngày tuổi tiêm vắc xin Newcastle chủng M.
Khi tiêm vắc xin cũng cần phải lưu ý: Vắc xin chỉ sử dụng trong ngày, cần pha nước dùng tiêm vắc xin là nước sạch, bảo quản vắc xin ở nhiệt độ lạnh. Tiêm khi gà khỏe mạnh và bổ sung thức ăn dinh dưỡng cho gà sau những lần tiêm vắc xin.
Các phương pháp tập luyện cho gà nòi
Vần hơi
Vần hơi gà chọi tơ hay còn gọi xổ hơi, quần hơi…Áp dụng cho gà tơ được khoảng 7 hay 8 tháng tuổi trở lên. Phương pháp này gà sẽ bị bịt mỏ và cựa, chỉ được dùng cổ để xoay xở trước đòn đánh của đối phương. Mục tiêu của quá trình này là để rèn luyện cho gà sức chịu đựng, sức bền và giúp chủ gà biết được tính, đòn đánh của gà.
Chạy Lồng
Đây là phương pháp để tập luyện bắp thịt của đùi và chân gà. Ta sẽ nhốt một con gà mồi trong một cái bội tre, sau đó chụp thêm 1 cái bội tre to phía bên ngoài để gà của mình không thể đánh con gà trong bội nhỏ. Khi đó, con gà của mình sẽ khó chịu mà chạy quanh bội gà nhỏ.
Vào Nghệ
Cách vào nghệ cho gà chọi có pha lẫn với các vị thuốc để da gà có màu đỏ đẹp và làm da gà dày hơn làm tăng khả năng chịu đòn.
Dầm cán
Ta ngâm chân gà vào một dung dịch thuốc được pha với nước tiểu hoặc muối. Phương pháp này để làm cho chân gà rắn chắc, ra đòn đau hơn. Thường thì nên ngâm chân gà hai lần mỗi ngày vào buổi sáng và tối mỗi lần 30 phút.
Quần Sương
Phương pháp làm gà khỏe mạnh hơn, tăng khả năng chịu đựng của gà đá. Cứ tờ mờ sáng, ta thả gà ra sân để nó vươn vai, đập cánh đi lại trong sân khi vẫn còn sương sớm.
Om gà
Om bóp gà chọi gần giống với vào nghệ, phương pháp này dùng cá vị thuốc nam như trà xanh, gừng, ngải cứu…để giúp gà khỏe mạnh hơn. Hàng này gà được tắm rửa và xông hơi bằng khăn ấm cùng một nồi nước nấu bằng các vị thuốc trên.
Xổ gà
Gà được cáp độ với với gà tương đương, cùng tuổi để giao lưu và tập cho quen với việc thi đấu thực sự. Mỗi lần xổ gà chỉ nên một đến hai hiệp.
: Chế độ cho gà 1 tháng tuổi giúp gà tăng trưởng nhanh chóng, khỏe mạnh Update 09/2024
Gà nòi là giống gà lớn, vì thế để gà phát triển tốt nhất cần phải có thời gian nên các sư kê cần kiên trì. Những người chơi gà nhiều kinh nghiệm sẽ biết cách nuôi gà nòi, cách chăm sóc và cách tập luyện để gà đủ khỏe mới cho thi đấu. Không nên háo thắng, ép gà đá non khi chưa đủ lực rất dễ nắm thất bại trong tay. Chúc các bạn thành công!