Cách nuôi gà đá có lực sẽ là một trong những vũ khí cần thiết để hạ gục được đối thủ trong các trận chiến căng thẳng. Từ đó mang lại cho chủ nhân những phút giây giải trí, thư giãn thoải mái nhất. Muốn gà đá có lực thì cần có một chế độ chăm sóc gà một cách hợp lý. Kết hợp với việc tuyển chọn con giống tốt thì sẽ rất lợi thế trong việc nuôi gà đá có lực sung sức khoẻ mạnh.
Cách nuôi gà đá có lực không phải là dễ. Bạn cần có kỹ thuật chăm sóc đặc biệt và cách thức tập luyện, vần vỗ gà chọi chuyên nghiệp để biến chú gà mộc trở thành một gà chiến chính hiệu.
Gà đá có lực là như thế nào?
Gà đá có lực là thể hiện được sức mạnh của từng cú đánh, cú đá của gà trong trận chiến. Những cú đá này có thể gây được sự đau đớn, mất sức cho gà đối phương. Khi cú ra đòn có lực sẽ phát ra những âm thanh như chát, bộp … tuỳ thuộc vào từng vị trí trên gà đối phương.
Mọi chủ gà đều muốn gà đá có lực để có thể dễ dàng kết thúc được đối thủ. Nhờ đó mà các trận chiến sẽ dễ dàng hơn và bớt căng thẳng hơn.
Cách nuôi gà đá có lực hiệu quả nhất
Trước khi đến vấn đề cách nuôi và chăm sóc gà đá có lực, có sức khoẻ thì lựa chọn con giống là hết sức quan trọng. Nếu một con giống tốt sẽ giúp việc chăm sóc và phát triển dễ dàng hơn. Do vậy khi nuôi gà thì hãy chú ý con giống khi biết bố mẹ hoặc tông dòng của gà.
Chế độ ăn uống
Để đảm bảo gà có sức khoẻ và đá có lực thì chế độ ăn uống là hết sức quan trọng. Không nên để gà chọi bị thiếu thịt có thể giảm đi lực trong những trận chiến. Chế độ ăn uống là 1 bước quan trọng trong cách nuôi gà đá có lực khoẻ mạnh.
Thức ăn chính
Thức ăn chính của gà thông thường sẽ là thóc. Thóc sẽ được ngâm để loại bỏ hoàn toàn được các hạt lép. Nếu có điều kiện thì nhiều người thường cho ăn thóc ngâm đã mọc mầm. Như vậy chất dinh dưỡng sẽ cao hơn so với thóc thông thường.
: Những đòn đá chết gà – Tuyệt chiêu hiểm hóc hạ đo ván đối phương Update 11/2024
Đây là lượng thức ăn chính cơ bản của gà. Tất nhiên nếu có điều kiện tự chế biến thức ăn cho chúng là tốt nhất. Còn không thì chúng ta có thể tận dụng những loại thức ăn có sẵn hoặc thức ăn đóng gói của các nhà cung cấp trên thị trường. Thóc thì nên là thóc ngâm hoặc ngâm nảy mầm là tốt nhất. Khi đó chúng sẽ giàu năng lượng và vitamin B1 hơn so với bình thường. Ngâm thóc cũng loại bỏ được các hạt lép không ăn được cho gà.
Lượng thức ăn này chiếm 60-70% khẩu phần 1 ngày. Chúng ta có thể chia làm 3 bữa với 2 bữa chính và 1 bữa phụ. Bữa chính vào sáng 6-8h và chiều vào khoảng 4h. Bữa trưa phụ ít hơn thì có thể cho ăn tầm giữa trưa.
: Kỹ thuật mở mỏ gà chọi tơ chuẩn và những lưu ý cần thiết Update 11/2024
Ngoài ra còn có rau xanh là loại thức ăn có thể cho ăn thoải mái và không vấn đề gì. Bao gồm rau xanh và các loại củ quả như cà chua, xà lách, cà rốt. Cẩn thận thì băm nhỏ rau cho gà hoặc ăn cả quả như cà chua, bí đỏ. Ngoài ra có thể luộc cà rốt cho gà ăn để tăng thêm chất cho gà. Một số loại rau mầm, giá đổ cũng cấp khá nhiều vitamin.
Bổ xung mồi, chất tanh
Ngoài ra, những thức ăn cho gà đá có lực không thể thiếu được đó là các loại mồi thêm. Ở đây sử dụng nhiều nhất vẫn là thịt lợn, sụn lợn hoặc các loại thịt bò, chất tanh từ bò sát. Ví dụ như bổ xung thêm mỗi bữa ăn từ 2-5 miếng thịt bò, lợn vào buổi trưa. Hoặc các loại thịt bò sát như rắn hoặc thằn lằn. Nhiều người cho rằng không nên cho ăn ếch nhái vì có thể bị run chân. Các thức ăn bổ xung này nên cho ăn vào buổi trưa để đảm bảo khả năng tiêu hoá tốt nhất.
Bổ sung các loại rau, chất sơ
Bổ xung thêm các loại rau xanh tăng cường dưỡng chất cho gà. Cũng giúp làm gà tạo cảm giác mát mẻ, không bị xót ruột. Các loại rau được lựa chọn là rau muống, cà chua hoặc các loại bí đỏ, trái cây đu đủ, dưa hấu.
Bổ sung các khoáng chất, vitamin
Không thể thiếu được là các loại vitamin, canxi giúp gà đá có lực hơn. Đây là cách nuôi gà đá có lực mà nhiều chủ kê thường sử dụng. Tham khảo các sản phẩm dinh dưỡng từ các cửa hàng thuốc thú y nhé.
Chế độ luyện tập giúp gà đá mau có lực
Song song với chế độ ăn uống là chế độ luyện tập. Cần đảm bảo quá trình luyện tập thường xuyên, dẻo dai thì mới có thể đá có lực được.
Tập thể dục hàng ngày
Nếu như ngày thông thường có thể sử dụng các loại dụng cụ chuyên dụng để tập luyện. Chúng sẽ giúp gà tăng lực bằng các máy chạy. Từ đó tăng cường các bó cơn chân, cơ đùi. Và tập luyện cho bộ máy hô hấp của gà hiệu quả. Có rất nhiều loại máy chạy thông thường mà nhiều người đang chế tạo. Các chủ kê có thể tham khảo.
Tập vần hơi, vần đòn
Nguyên tắc chung khi nuôi gà đá có lực là bạn vần gà theo mức độ hao tổn năng lượng từ thấp đến cao, từ hình thức đơn giản đến phức tạp. Khi đạt tới điểm đỉnh phong đỏ, bạn phải cho gà tập với cường độ hạ dần để cho đúng ngày ra trường chúng có thể lực hoàn chỉnh. Vậy chắc hẳn bạn sẽ thắc mắc là một chú gà mộc muốn thực hiện cách nuôi gà đá có lực để ra thi đấu được thì cần vần theo cung bậc nào phải không? Bảng vần dưới đây đã được tìm hiểu rất kỹ và đưa ra quy chuẩn: một chú gà mộc, nguyên lông lá, được xom om qua chè tươi, chạy lồng và thuốc men khoảng 1 tuần rồi nghỉ 2 ngày thì mới bắt đầu vào vần.
Công thức chung cho gà chọi đòn
- Vần 1 hồ đòn kỳ 1 (từ 15 đến 20 phút) số ngày nghỉ sẽ là 8 ngày, Vần 1 hồ hơi (từ 30 đến 40 phút) thì nghỉ 7 ngày.
- Vần 2 hồ đòn kỳ 2 (từ 17 đến 25 phút) số ngày nghỉ sẽ là 14-20 ngày, Vần 2 hồ hơi ( từ 30 đến 40 phút) thì nghỉ 10 ngày.
- Vần 3 hoặc 4 hồ đòn kỳ 3 (từ 17 đến 25 phút) thì nghỉ là 21-28 ngày bắn chân 5 phút, 3 ngày sau vần 4 hồ hơi (từ 30 đến 40 phút) thì nghỉ 10 ngày bắn chân 5 phút, 4 ngày sau bắn chân 10 phút nghỉ 7 ngày thì mới cho ra trường đấu.
Vần gà có 3 hình thức chính sau đây:
- Gà vần với gà: 2 chú gà cuốn chân, bịt hoặc thả mỏ “quần thảo” với nhau. Đây gọi là vần đòn hay vần hơi.
- Gà vần tập với người: hình thức này còn gọi là tập bộ, trong đó có hình thực tập “quay thóc”.
- 2 gà chạy lồng: hình thức này cần có người theo dõi đếm vòng.
: 2 Cách vô mồi cho gà đá cựa sắt hiệu quả trước khi xung trận mà bạn phải biết Update 11/2024
Chế độ chăm sóc
Cuối cùng là chế độ ăn uống trong các cách nuôi gà đá có lực. Chăm sóc rất quan trọng vừa giúp gà khoẻ hơn vừa có thể phát hiện các bệnh thường thấy ở gà nhanh nhất. Từ đó đưa ra phương pháp xử lý tốt nhất.
Om bóp gà thường xuyên
Thường xuyên om bóp gà bằng các bài thuốc dân gian và kinh nghiệm của người sử dụng. Việc om bóp thường xuyên vừa giúp da gà đỏ hơn, dày hơn mà còn đảm bảo gà không bị mốc. Việc gà chọi bị mốc là ác mộng của khá nhiều người nuôi gà. Có thể om bóp gà bằng các bài thuốc như ngâm nước nóng với nước nghệ, quế và rượu. Tiến hành om bóp vào mỗi buổi sáng sớm để tăng thêm tính hiệu quả cho gà.
Vào nghệ
Vào nghệ là một trong những công đoạn quan trọng trong cách nuôi gà đá có lực. Gà được săn chắc, có sức chịu đòn cao và công lực phát ra nặng hay không sẽ phụ thuộc chủ yếu vào công đoạn này.
Cách vào nghệ: Nghệ củ ( nghệ dùng để nấu thuốc) là loại nghệ chỉ có trong miền Nam. Nghệ sẽ được nấu cùng muối, phèn chua và các vị thuốc đặc biệt cho gà, nghệ được mài hoặc đánh cho ngấu và sánh là được.
Bạn sử dụng cọ quét hoặc bàn chải bôi nước nghệ khắp cơ thể gà, tập trung chính ở những vùng hay bị đòn như: đầu, mặt, cần cổ, vai, lưng, cánh, hốc nách, ngực, hông sườn và những vùng hay sinh mỡ như gầm bụng, đít gà. Lưu ý: đùi vào nghệ nhạt hơn, phần khoeo gối càng vào càng loãng hơn nữa để tránh bị cứng gà.
Ra nghệ
Sau khoảng 6 tiếng đồng hồ vào nghệ, bạn phải tiến hành từng bước ra nghệ phun nước chè, xòa tay đều cho bớt nghệ lần 1, 4 tiếng đồng hồ sau lại phun nước chè và xoa đều ra bớt nghệ lần thứ 2.
Tiếp đó tiến hành vào tập “quay thóc” rồi ra nghệ lần thứ 3 bằng việc om nước chè tươi đun sôi và phun tắm xoa khô bằng rượu hoặc nước sôi để nguội.
Quần sương – dãi nắng
Trong cách nuôi gà đá có lực thì “quần sương – dãi nắng” là hình thức rèn khổ luyện cho gà. Gà sẽ phải chinh chiến trong mọi hoàn cảnh thời tiết khắc nghiệt nắng nóng hoặc mưa lạnh. Ngay cả khi sương xuống dày kín vào mùa đông thì gà vẫn phải tập đều. Và trong những ngày nắng nóng, gà phải được phơi nắng hàng ngày thì khi đá mới có lực và dẻo dai.
Nên phơi gà hàng ngày bằng những ánh nắng sáng sớm. Chúng giúp gà tổng hợp được vitamin D dưới ánh nắng một cách hiệu quả. Từ đó thúc đẩy quá trình chuyển hoá canxi trong cơ thể. Không nên để gà dưới sương trong đêm tối gà dễ bị hen. Gà chọi bị hen khẹc khó thở cũng là bệnh thường gặp.
Cách phơi nắng: buổi trưa khi có nắng bạn phải phơi gà trên nền cỏ mát hoặc đất ẩm (nếu là nền xi măng thì bạn phải trải bao tải dày và ẩm nước).
Thời gian phơi nắng: 1 giờ nắng/ngày, đảm bảo trong lồng phơi phải có cóng nước. Lưu ý: nếu thời gian nắng nóng từ 34 đến 35 độ C trở lên thì bạn phải cho gà uống 1 nhát SÂM khi phơi nắng.
Om chườm
Om chườm gà chọi là công việc không thể thiếu trong cách nuôi gà đá có lực. Việc làm này sẽ giúp gà săn chắc, tăng sức chịu bền và có khả năng ra đòn nặng hơn so với gà không được om.
Những công việc cần làm hàng ngày trong cách nuôi gà đá có lực: sáng vào nghệ, trưa phun nước chè ra nghệ lần 1, chiều phun nước chè ra nghệ lần 2, trước bữa ăn chiều tiến hành om nóng ra nghệ lần thứ 3, tiếp đó tắm xoa khô và mắc màn cho gà ngủ.
Nồi om: gà chọi sau khi vần, đá về nồi nước om gồm nghệ nguyên củ hoặc cau khô, ngải cứu và một chút muối. Nồi om này không được để quá 4 ngày mà phải thay nước mới.
Nồi om mới tiếp theo vẫn vậy, bạn chỉ việc thay ngải cứu bằng lá chè tươi, lá ỏi. Không để quá 5 ngày và thay nước mới với nguyên liệu không đổi.
Thao tác om: Thời gian mỗi lần om nóng sẽ dao động 10-15 phút, nồi om đun sôi, bắc ra ngoài rồi tiến hành om chườm theo thao tác.
Chuồng trại sạch sẽ, thoáng, ấm áp
Bổ xung chế độ chuồng trại một cách hợp lý. Thoáng gió nhưng không được thay đổi nhiệt độ đột ngột. Giúp cho gà luôn luôn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Có thể bổ xung thêm các loại đèn sưởi cho gà một cách hiệu quả.
Bổ xung cát trong khu nuôi
Nên có những cồn cát hố cát sạch để cho gà tắm nắng hoặc tự làm sạch bản thân mình. Đây là cách tự nhiên của gà mà bất cứ loại gà nào cũng cần làm.
Trên đây là những kỹ thuật cách nuôi gà đá có lực, có sức khoẻ tốt mà khách hàng có thể tham khảo. Tìm hiểu thêm cách nuôi gà chọi thiếu thịt để bổ xung thêm nhiều kinh nghiệm nuôi gà. Nếu gặp vấn đề gì về việc nuôi và chăm sóc có thể liên hệ ngay Thanke.net nhé!