Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi là thực sự quan trong, đó là một trong những yếu tố tạo nên sức lực và thể trạng gà ngay từ khi còn nhỏ. Không giống như gà thịt, yêu cầu của gà đá không đến từ cân nặng mà cần đến sự săn chắc, dẻo dai của cơ thể cũng như là một sức khỏe hoàn hảo để có thể lâm trận với một tinh thần và phong độ tốt nhất. Để làm được những điều đó thì các sư kê phải xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho gà đá như thế nào? Để ngay từ lúc nhỏ, các chiến kê được chọn đã thể hiện rõ được phong thái của một chiến binh thực thụ.
Mua gà chọi con cần chú ý điều gì?
Tất nhiên khi ai đam mê và chơi thì đều cần phải có kinh nghiệm mua bán. Trong lĩnh vực đam mê gà chọi cũng vậy. Đây là lĩnh vực đặc thù rất dễ bị lừa bịp nếu như bạn không thủ cho mình vài kinh nghiệm, mẹo nhỏ sau đây.
Nguồn gốc của bố mẹ
Đây là điều quan trọng nhất khi chọn giống cho bất cứ lĩnh vực nào. Cho dù đó là chó mèo lợn gà… tất cả con giống bố mẹ đều rất quan trọng. Bố mẹ có đẹp có nhiều tố chất thì khả năng sinh ra gà con mới đẹp và khoẻ. Do vậy, khi bạn tìm mua gà chọi con thì hãy đảm bảo biết được bố mẹ của chúng là như thế nào.
: Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chọi Ứng Với Từng Độ Tuổi Cực Hiệu Quả Update 10/2024
Lựa chọn người bán gà chọi có kinh nghiệm, danh tiếng để lựa chọn được con giống hoàn hảo. Khi đó khả năng bị lừa sẽ thấp hơn. Nếu có thể hãy xem ngoại hình bố mẹ qua video, ảnh. Hoặc xem các đòn đánh của gà bố qua các trận chiến. Chó giống cha, gà giống mẹ nên cũng đừng bỏ qua sự quan trọng của gà mái mẹ nhé.
Độ tuổi khi mua gà
Đối với gà chọi càng nhỏ thì khả năng chọn được những con gà đẹp càng thấp. Bởi chúng chưa bộc lộ được những tố chất của mình ra bên ngoài. Nhất là những chú gà chọi mới nở thì con nào cũng giống con nào. Do vậy, nếu bạn mua gà chọi con tuổi càng nhỏ thì càng có khả năng bị lừa dòng giống khi mua. Hãy đảm bảo con gà có thể bộc lộ 1 phần tố chất của chúng thông qua hình dáng, vảy, đầu mặt của gà. Khi đó độ tuổi mua gà hợp lý là từ khoảng 1 cho tới 3 tháng.
Với độ tuổi từ 1-3 tháng chúng đã bộc lộ phần nào được vóc dáng tiềm năng của mình. Xem xét kỹ phần đầu cổ, thân mình để lựa chọn được con gà ưng ý. Thời điểm này giá của chúng sẽ không quá cao. Nếu để thêm một vài tháng nữa có thể chúng sẽ có giá cao hơn do bộc lộ được đòn đánh của mình.
Những con gà độ tuổi từ 1-3 tháng sẽ là phù hợp nhất. Bộc lộ được đầu mặt, màu lông, phom dáng đảm bảo chọn được gà con đẹp.
Bảo hành của người bán
Đây là một điều quan trọng khi bạn tìm mua gà chọi con. Bởi có rất nhiều trường hợp lừa bán gà lai, gà pha chọi cho những anh em chưa biết. Dẫn tới mất công, mất thời gian nuôi mà cuối cùng không phải là gà chiến, gà chọi chính cống. Hãy đảm bảo rằng người bán bảo hành cho bạn về nguồn gốc và chất lượng giống. Để đảm bảo bạn yên tâm nuôi nấng. Nếu không phải cam kết giống ban đầu. Hãy yêu cầu đền bù thoả đáng nhất từ tiền thức ăn, công chăm sóc. Thoả thuận này nên được thiết lập ngay từ lúc mua bán để tránh bị lật kèo.
Chuẩn bị chuồng trại và trang thiết bị
Chuẩn bị chuồng trại hoặc lồng úm
: 2 Kỹ thuật xem mắt gà chọi, Đâu là màu mắt của chiến kê thực thụ Update 10/2024
Nền chuồng cần được rửa sạch và sát trùng bằng formol 2% hoặc Crezin, Hanlamid. Ta lấy tấm cót cao khoảng 45cm để làm tấm quây. Tạo một lồng quây có đường kính vòng quây khoảng 2 – 4m tuỳ theo số lượng gà định úm.
Nền chuồng rắc lớp trấu dày 10-15cm. Trong chuồng có để máng ăn, máng uống nước và đèn sưởi.
Mật độ gà phù hợp với kích cỡ chuồng nuôi theo từng độ tuổi:
- Gà 1 tuần tuổi: Khoảng 30 – 45 con/m2.
- Gà 2 tuần tuổi: Khoảng 20 – 30 con/m2.
- Gà 3 tuần tuổi: Khoảng 15 – 25 con/m2.
- Gà 4 tuần tuổi: Khoảng 12 – 20 con/m2
Máng ăn
Nên cho gà ăn trên khay trong 1 – 2 ngày đầu. Sau đó, mới tập cho ăn bằng máng dài hoặc là máng tròn. Chiều cao thành máng để 5 cm là hợp lý. Vừa tránh rơi vãi thức ăn, vừa đủ cao để gà có thể vào trong. Thường thì máng ăn đảm bảo độ dài 5 cm/con để gà đỡ chen lấn nhau.
Sau 2 giờ mới bắt đầu cho gà tập ăn. Nên cho số lượng thức ăn vừa đủ, hết lại tiếp tục cho gà ăn. Tuần đầu sẽ cho ăn 5 – 6 lần/ngày và giảm dần trong các tuần tiếp theo.
Máng uống
Ngoài máng ăn, thì máng uống cũng phải được bố trí đầy đủ trong chuồng nuôi. Độ cao máng vừa đủ để khi gà con uống nước sẽ không bị ướt lông cổ. Nước cho gà ăn phải đảm bảo vệ sinh, bởi giai đoạn này gà còn khá yếu.
Trong những giờ đầu, phải tập cho gà uống nước để các con còn lại trong đàn học theo. Máng uống và máng ăn được bố trí cạnh nhau, để gà không phải di chuyển quá xa. Thường ta sẽ pha thêm 5g đường glucoza + 1g vitamin C/1 lít nước uống để tăng sức đề kháng cho gà.
Phòng bệnh cho gà chọi con 1 tháng tuổi
: Kinh Nghiệm Nuôi Gà Chọi Con Từ Khi Mới Nở Cực Hay Update 10/2024
Để đảm bảo gà chọi con khoẻ mạnh, không mắc những bệnh thông dụng thì ta cần phải:
- Cho uống kháng sinh các bệnh: Thương hàn, CRD, E.Coli, viêm rốn… trong 3 ngày đầu. Nên hoà thuốc vào trong nước uống để gà uống dễ dàng hơn.
- Những con gà bị hở rốn thì sát trùng bằng cồn 0.5% hoặc dung dịch blue metylen 1%
- 7 ngày tuổi nhỏ chủng đậu và nhỏ Lasota cho gà.
- 14 ngày tuổi chộn kháng sinh Neomycin 1g/1kg thức ăn.
- 21 ngày tuổi hết sức chú ý các yếu tố như: Nhiệt độ, môi trường, thức ăn ảnh hưởng đến sự phát triển của đàn gà, chất lượng đàn gà, mọi vận dụng như máng ăn, máng uống phải giữ gìn vệ sinh, rửa sạch khi cho thức ăn mới, lượng thức ăn vừa đủ, tránh để thức ăn lâu ôi thiu kém chất lượng.
- 24 ngày tuổi nhỏ Lasota lần 2 để đàn gà phát triển mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cho gà chọi theo từng giai đoạn
Để trở thành một chiến kê thực thụ thì trong khẩu phần ăn không thể thiếu các chất như tinh bột, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Đáp ứng được thành phần này thì phải tuân thủ theo từng giai đoạn sinh trưởng của gà để phân chia mức độ ăn cho hợp lý. Một phần để gà phát triển tốt nhất, phần còn lại tránh để lãng phí cho khẩu phần ăn bị dư thừa. Và phần tiếp theo ở dưới đây sẽ đề cập đến 3 giai đoạn sinh trưởng tương ứng với 3 chế độ dinh dưỡng cho gà đá phát triển tốt nhất.
Để gà khỏe mạnh cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý
Chế độ dinh dưỡng khi gà tách mẹ
Từ khi mới nở cho đến khi trọng lượng được khoảng 0,5kg thì các sư kê có thể sử dụng thức ăn công nghiệp để gà sinh trưởng nhanh. Khi bắt đầu tách mẹ thì có thể chọn ra những chú gà chọi tốt nhất thông qua tố chất, ngoại hình, các bộ phận trên cơ thể. Sau đó, sẽ áp dụng chế độ dinh dưỡng như sau để dành riêng cho các chú gà chọi con:
- Cám gạo
- Lúa, ngô
- Cá tươi được nấu chín
- Các loại rau xanh là thành phần không thể thiếu
Chế độ dinh dưỡng cho gà bước vào tập luyện và thi đấu
Bắt đầu vào tháng thứ 7 là gà đã có thể bước vào giai đoạn luyện tập để chuẩn bị thi đấu ở tháng thứ 10. Trong giai đoạn này thì bên cạnh những phương pháp luyện tập chuẩn thì chế độ dinh dưỡng cho gà chọi cũng thực sự phải được đảm bảo. Bởi lúc này, gà cần có thể trạng tốt, sức khỏe đáp ứng được môi trường tập luyện khắc nghiệt chứ không còn như giai đoạn khi mới tách mẹ nữa. Do vậy, mà thức ăn cho gà đá cũng sẽ được thay đổi như sau:
- Lúa (đã được ngâm và phơi khô): 0.25 kg
- Rau xanh (giá, rau muống, xà lách): 0.1 kg
- Lươn nhỏ, thịt bò: 0.1 kg
- Sâu super worm hoặc dế: 8-10 con
- Tép hoặc cá chép nhỏ: 0.1kg
- Vitamin: A, B, K
Lưu ý: không nên cho gà ăn ếch, nhái trong thời gian tập luyện hoặc thi đấu, bởi thực phẩm này rất nhiều đạm, khi ra đến đấu trường thì gà thường bở hơi, kém bền.
Chế độ dinh dưỡng cho quá trình phục hồi sau thi đấu
Ở giai đoạn này, gà có thể gặp nhiều chấn thương hoặc đang cạn kiệt sức lực nên thành phần chất dinh dưỡng cũng được thay thế bằng những thực phẩm mềm hơn. Ví dụ như:
- Lúa được thay thế bằng cơm nóng, khi gà không thể tự ăn thì phải đút cơm nóng cho gà và không nên đút quá no làm ảnh hưởng đến sức khỏe của gà.
- Rau xanh: để gà ăn thoải mái đến khi nào không ăn nữa thì thôi
- Các chất đạm như lươn nhỏ, tép… được nấu chín kỹ mới đem cho gà ăn
- Bổ sung vitamin đều đặn để gà nhanh chóng lấy lại sức
Thức ăn cho gà chọi sau khi đá
Sau thi đấu cần cho gà được nghỉ ngơi, không tham gia vào luyện tập cũng như là thi đấu, kết hợp với những thức ăn cho gà chọi thời kỳ phục hồi là cách tốt nhất để lấy lại thể trạng gà nhanh chóng.
Nuôi thúc gà chọi trước khi đá theo lịch trình khoa học
Sau quá trình nuôi dưỡng dài từ lúc nhỏ cho đến lúc đạt độ trưởng thành, khi đến tuổi ‘tham chiến’ thì bạn cần nuôi thúc gà chọi trong khoảng 10 ngày trước khi cho nó tham gia bất cứ trận đấu nào.
Quá trình nuôi thúc có tác dụng giúp cho gà chuẩn bị sẵn sàng cả về tinh thần và thể lực để đạt đến phong độ cao nhất của nó. Lịch trình nuôi thúc một ngày như sau:
– Tầm 3 – 4h sáng (cần phải chọn cố định một giờ), bạn dậy cho gà uống nước với định lượng nhất định, thật điều độ chứ không để gà uống tự do. Việc làm này không những giúp tăng cường sức bền mà còn tránh được tình trạng gà bị hốc nước trong khi đá.
– Đến 5h sáng, bạn dậy cho gà tắm sương sớm bằng chiếc khăn bông thấm ướt sương trời đã chuẩn bị trước bằng cách phơi qua đêm. Trước khi tắm, bạn vắt khăn lấy vài giọt sương và cho gà uống, sau đó dùng chính chiếc khăn đó lau lên khắp cơ thể gà. Tuyệt đối không được thả gà tự do để quần sương sớm vì như thế sẽ khiến gà dễ mất sức. Mặt khác, bạn cũng đừng quên dùng một ít rượu trắng vẩy lên khắp cơ thể gà để máu lưu thông thông suốt hơn.
– Đến buổi chiều, khoảng 5h, ngay khi mặt trời chuẩn bị lặn xuống, khi nắng đã dịu nhẹ hơn thì bạn thả gà để nó phơi một lúc. Đồng thời đừng quên vẩy thêm một ít rượu trắng nữa nhé.
– Riêng về chế độ ăn trong cách chăm sóc gà chọi trước khi đá, bạn nhất định phải cho gà ăn đúng bữa vào một giờ nhất định (có thể dao động chút ít), thường là cho ăn hai bữa trong ngày, bữa sáng trong khoảng 8 – 9h và bữa chiều trong khoảng 6 – 7h.
: 5 Nguyên Nhân Khiến Gà Chọi Ăn Nhiều Mà Không Mập Update 10/2024
Trên đây chính là kiến thức về cách nuôi gà chọi ở ba giai đoạn sinh trưởng dành riêng cho gà đá mà các chuyên gia tư vấn cho mọi người. Hy vọng rằng, mọi người luôn nắm chắc kiến thức để góp phần cho việc đúc gà thành công cũng như là đảm bảo thể trạng của chiến kê sau quá trình thi đấu.