Bí Kíp Nuôi Gà Ta Thả Vườn Chuẩn Lợi Nhuận Cao Update 04/2024

Hiện nay, ở các địa phương đang có một số mô hình kỹ thuật chăn nuôi gà đang phát triển mạnh và đặc biệt là mang lại hiệu quả cao cho bà con. Để có những kỹ thuật tốt để chăm sóc những chú gà hãy cùng vaat.org.au tìm hiểu chi tiết nhé!

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà ta thả vườn

Thực tế, nuôi gà ta thả vườn không hề khó nhưng nuôi để mang lại hiệu quả năng suất cao thì đòi hỏi bà con phải có kỹ thuật để áp dụng. Để có tìm hiểu những kỹ thuật đó làm như thế nào bà con tham khảo qua các bước sau đây:

: Bí Kíp Nuôi Gà Ta Thả Vườn Chuẩn Lợi Nhuận Cao Update 04/2024

Chuẩn bị điều kiện nuôi

Chuẩn bị chuồng trại

Trước khi bà con muốn tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà ta hãy chuẩn bị đầy đủ điều kiện vật chất như sau:

  • Trước hết, chuồng nuôi phải có che, các trụ quây, chụp sưởi ấm, máng ăn và uống. Tất cả các dụng cụ bà con phải khử trùng từ 5 đến 7 ngày trước khi sử dụng.
  • Thức ăn, thuốc thú y cần phải chuẩn bị đầy đủ.
  • Không gian chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông.
  • Phải thiết kế nền của chuồng đúng kỹ thuật, cao ráo và thoát nước.
  • Bên trong chuồng, bà con có thể độn thêm trấu; rơm sạch dày 5 – 10 cm đã được phun sát trùng trước khi sử dụng cho gà.
  • Đặc biệt, kỹ thuật nuôi gà ta thả vườn là không có chó.

Tiếp theo, chọn vị trí chuồng trại nên chọn những khu đất cao ráo, thoáng mát. Nên xây dựng chuồng gà theo hướng Đông hoặc Đông Nam để hứng nắng sáng và tránh được nắng chiều.

  • Nếu nuôi gà nhốt hoàn toàn; bà con nên chú ý mật độ nuôi thích hợp cứ 8 con/m2 . Nếu nuôi gà thịt trên sàn còn 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền.
  • Nếu nuôi gà thả vườn; chuồng chỉ là nơi chú mưa; nắng và để ngủ thì mật độ vườn thả gà đủ ít nhất 1 con/m2.
  • Phía mặt trước của chuồng hướng về phía đông nam. Sàn của chuồng làm bằng lưới hoặc tre khô và cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo và dễ dọn vệ sinh.
  • Rào chắn xung quanh vườn làm bằng lưới B40, lưới nilon, … tùy vào điều kiện của trừng hộ.
  • Vào ban ngày, thời tiết khô ráo thả gà ra sân vườn còn về buổi tối cho gà vào chuồng.

Chuẩn bị lồng úm gà con

  • Đối với kỹ thuật nuôi gà, kích thước khoa học là 2m x 1m cao chân 0,5m với kích thước này đủ nuôi cho 100 con gà con.
  • Sưởi ấm cho gà bằng đèn là hai bóng đèn 75W dùng cho 100 con gà con.

Chuẩn bị máng ăn và máng uống

  • Đối với gà con từ 1 – 3 ngày tuổi; bà con rải cám trên giấy lót trong lồng úm cho gà. Đối với gà từ 4 – 14 ngày tuổi cho gà ăn bằng máng ăn cho gà con. Trên 15 ngày tuổi cho gà ăn máng treo.
  • Bà con có thể đặt hoặc teo xen kẻ các máng uống với máng ăn trong vườn. Thay nước sạch cho gà 2 – 3 ngày/lần.

Chuẩn bị bể tắm cát và máng cát sỏi cho gà

  • Ở gà đặc biệt rất thích tắm cát.
  • Đối với gà chăn thả phải xây bể chứa cát, tro bếp và nơi để cho gà tắm. Với kích thước của bể dài 2m và rộng 1m, cao 0,3m với số lượng cho 40 con gà.
  • Đặt một số máng cát; sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả gà để giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

Tạo bãi chăn thả

Để kỹ thuật chăn nuôi gà hiệu quả. Bà con nên

  • Lựa chọn những nơi có đất trống, có nhiều bóng râm.
  • Bên trong chuồng nên cho thêm các loại cỏ xanh để làm thức ăn cho chúng.
  • Diện thích bãi chăn cần đảm bảo phải rộng rãi để gà dễ dàng vận động, tìm hiếm thức ăn hơn. Thông thường, diện tích tối thiểu cần thực hiện sẽ từ 0,5 – 1 m2/con.
  • Chuẩn bị các dụng cụ và xây dựng bãi chăn cũng giống như việc làm chuồng nuôi. Vì vậy, giữa xây dựng bãi chăn; và chuồng nuôi về mặt kỹ thuật nuôi gà ta là giống nhau chỉ khác về diện tích là khác nhau.

>>> Xem thêm: Tổng hợp các kiến thức về gà chọi.

Chọn giống gà ta thả vườn

Kỹ thuật nuôi gà ta lấy thịt: chọn giống gà Đông tảo, gà Nòi; gà ta lai, gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, …

: Kĩ thuật nuôi gà đá có lực để trở thành chiến kê siêu hạng Update 04/2024

Kỹ thuật nuôi gà ta lấy trứng: chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng; gà Tam Hoàng, gà Ri, gà Ai Cập, …

  • Chọn gà con giống: Chọn gà con càng đồng đều về trộng lượng càng tốt. Chọn những con nhanh, mắt sáng, bụng gọn, chân mập. Tránh chọn những con chân khô; vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, bụng xệ, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.
  • Chọn gà đẻ giống: Chọn những con có trọng lượng lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6 – 1,7 kg rất tốt vì chúng không quá thấp mà cũng không quá mập. Về ngoại hình phải đầu nhỏ, mỏ ngắn đều, mào tích to; đỏ tươi, mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại. Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt. Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay; giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.
  • Khối lượng cơ thể lớn (35 – 36g/con)Thể chất khỏe mạnh, hoạt bát, thân hình cân đối.

    Mắt gà mở to, láu lia.

    Chân cao, siêng chạy nhảy, không có khuyết tật…

    Đuôi và cánh gà áp sát vào thân

    Đầu gà nên chọn con có đầu to cân đối, cổ dài và chắc

    Mỏ to và chắc chắn, siêng ăn và xới đất.

Chế độ dinh dưỡng cho gà ta thả vườn

Mỗi giai đoạn tăng trưởng của gà cần có những loại thức ăn riêng biệt, cung cấp đủ dinh dưỡng một cách hợp lí để hỗ trợ gà phát triển tốt nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.

  • Giai đoạn từ 1 – 21 ngày tuổi:

Dùng thức ăn dành cho gà con giai đoạn 1 – 21 ngày (có bán tại các đại lý thức ăn gia súc). Vì gà con ăn rất ít nhưng ăn nhiều lần nên người chăn nuôi cần rải mỏng và đều thức ăn lên khay ăn hoặc mẹt có độ dầy 1cm, lặp lại việc cho ăn từ 3 – 4 giờ/lần. Lưu ý khi cho ăn lần tiếp theo, người nuôi cần dùng xẻng cạo sạch lượng thức ăn thừa có trên khay ăn để đảm bảo vệ sinh cho đàn gà.

Dùng máng uống chứa nước cho gà uống, trong giai đoạn 2 tuần đầu bà con dùng máng cỡ 1,5-2,0 lít, ở các tuần sau thì có thể dùng dùng máng cỡ 4,0 lít. Máng uống phải kê cao hơn mặt nền chuồng từ 1 – 3cm, nên đặt xen kẽ với khay ăn, rửa sạch hàng ngày và thay nước từ 2 – 3 lần / ngày.

  • Giai đoạn từ 21 – 42 ngày tuổi

Dùng thức ăn cho gà ta giai đoạn 21 – 42 ngày (có bán tại các cửa hàng thức ăn gia súc), hoặc phối trộn thêm các loại thức ăn như lúa, gạo và rau trong thức ăn để tăng cường chất dinh dưỡng cho gà.

: Chọn Thức Ăn Cho Gà Đá Cựa Sắt Cực Chuẩn Update 04/2024

Trong giai đoạn này, máng ăn sử dụng là loại máng trung P30, nếu gà lớn dần có thể thay thế bằng máng đại P50. Máng ăn được treo bằng dây sao cho miệng máng cao ngang  lưng  gà. Mật độ máng ăn khoảng từ 30 – 40 con/máng. Cho gà ăn khoảng 3 – 4 lần/ngày.

Đối với máng uống trong giai đoạn này nên dùng loại từ 4 – 8 lít, để máng uống cao hơn mặt nền  từ 4 – 5 cm. Máng uống đặt với số lượng 100 con/máng. Máng uống được rửa sạch hàng ngày theo quy định của thú y.

  • Giai đoạn gà thịt

Lượng thức ăn tăng gấp đôi so với trước đó, bổ sung chất đạm và nhiều loại rau xanh cho gà chắc xương, nặng ký.

Lượng nước trong giai đoạn này cũng tăng cao, luôn luôn đảm bảo máng uống có nước đầy đủ. Lượng nước uống hàng ngày của gà có thể khác nhau tùy theo mùa, cần theo dõi nhiệt độ môi trường để chống nóng cho gà, bổ sung nước để gà không chị chậm lớn.

  • Với gà ta thả vườn đây là giống gà rất nhạy cảm nên thức ăn của chúng không được bị ôi mốc; nhiễm nấm, thối vữa.
  • Thức ăn cho chúng sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp phải đảm bảo các thành phần: năng lượng, đạm, khoáng và vitamin E.
  • Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
  • Đối với gà ta thả vườn thì vấn đề khoáng và vitamin E không quan trọng bằng gà ta nuôi nhốt, vì chúng sẽ tự tìm kiếm theo nhu cầu của cơ thể.
  • Sau giai đoạn úm có thể bổ sung thêm cho gà ăn rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.
  • Ngày đầu tiên chỉ cho gà con uống nước, ăn tấm hoặc bắp nhuyễn. Thức ăn mỗi lần rải một ít để thức ăn luôn thơm ngon kích thích tính thèm ăn của gà.
  • Những ngày kế tiếp tập dần cho gà con ăn sang thức ăn công nghiệp.
  • Nếu sử dụng máng treo để cho gà phải thường xuyên theo dõi điều chỉnh độ cao của máng để gà ăn thoải mái và tránh rơi vãi thức ăn.
  • Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.

Lưu ý vệ sinh chuồng tại và dụng cụ chăn nuôi

Chuồng trại phải luôn được đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh. Khu vục xung quanh rìa phải dọn dẹp phát quang bụi rậm, không được để chuồng bị ướt, ẩm mốc hoặc đọng nước.

Sử dụng chất sát trùng trong khu vực chăn nuôi theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.

Định kỳ xới đảo, bổ sung chất độn chuồng để đảm bảo độ dày cần thiết và làm cho chất độn chuồng luôn khô, tơi xốp

Máng ăn, máng uống hàng ngày phải vệ sinh và chùi rửa sạch sẽ.

Phòng bệnh cho gà thả vườn

Gà thả vườn rất dễ mắc bệnh, sau đây là danh mục các bệnh thường gặp cũng như cách điều trị dành cho gà thả vườn.

Bệnh phải phòng nhiễmVacxin Loại vacxinCách sử dụngVị trí, đường cho vacxinTuổi dùng vacxin
Niucatxơn

(dịch tả)

Lasota hoặc V4Nhược độc đông khô100 liều/lọ +30ml nước cấtNhỏ vào mắt, nũi cho gà3-7 ngày tuôi (lần 1)
NiucatxơnLasota hoặc V4Nhược độc đông khô100 liều/lọ +1lít nước cấtCho gà uống trong ngày18-20 ngày tuổi (lần 2)
Niucatxơn hệ 1 (H1)Nhược độc đông khô100 liều/lọ +30ml nước cấtTiêm dưới da cánh: 0,2ml/gà35-40 ngày tuổi (lần 3)
Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB)Vacxin IB (chủng H120)Nhược độc đông khô100 liều/lọ + 30ml nước cấtNhỏ mũi, miệng cho gà: 2-3 giọt/con1-2 ngày tuổi (lần 1)
Bệnh tụ huyết trùngVacxin THT gia cầmVacxin chết keo phèn50ml/lọTiêm cho gà: 02ml/gà (đùi, lườn gà)40 ngày tuổi (chỉ tiêm 1 lần)

Bài viết trên đây là những chia sẻ về kỹ thuật nuôi gà, hy vọng bài viết này sẽ giúp cho bà con có những kỹ thuật nuôi gà ta tốt nhất và phù hợp nhất. Chúc bà con thành công.

: 3 Cách chọn gà mái chọi tạo ra những chiến kê xuất sắc Update 04/2024

Rate this post